Page 104 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 104

104    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Cũng khoảng năm 1434, hai vị Tiên Công là Hoàng Nông, Hoàng Nênh (Hoàng Lung,
               Hoàng Linh), quê vùng Trà Lũ (có thể thuộc vùng Trà Lý của tổng Đại Hoàng, huyện
               Chân Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) chiêu tập người đến phía Đông phường
               Bồng Lưu quai đê lấn biển, khai canh lập nên xứ Bản Động. Năm 1472, xứ Bản Động
               đổi thành thôn Trung Bản và sáp nhập vào xã Phong Lưu, gọi là “nhất xã, tứ thôn”,
               gồm: Cẩm La, Phong Cốc, Yên Đông, Trung Bản.
                  Cùng thời vua Thiệu Bình (năm 1434), hai Tiên Công Đỗ Độ và Đào Bá Lệ (quê Phủ
               Lý, Nam Định) chiêu tập người đến vùng đất phía Đông xã Phong Lưu quai đê, lấn biển,
               lập nên làng Lương Quy, sau đổi thành làng Lưu Khê, rồi xã Lưu Khê. Hai Tiên Công
               Hoàng Kim Bảng và Đồng Đức Hấn (quê ấp Trà Lý, tổng Đại Hoàng, huyện Chân Định,
               phủ Kiến Xương) chiêu tập người quai đê lấn biển, lập nên làng Vị Dương.
                  Những năm 1443 - 1459, thời vua Lê Nhân Tông, hai anh em họ Phạm là Phạm Nhữ
               Lãm và Phạm Thanh Lảnh quê ở Quang Lang  đến khu vực Hà Nam. Người anh là
                                                                  (1)
               Phạm Nhữ Lãm cùng thủy tổ và thứ tổ các họ Phạm Trung, Vũ Quang, Vũ Đình, Đặng
               Gia, Đặng Đắc, Phạm Quốc, Phạm Phúc và họ Phùng khai canh phía Bắc xã Phong Lưu,
               lập nên làng Hải Triền (sau đổi là Hải Triều, rồi Hải Yến). Người em là Phạm Thanh
               Lảnh đến vùng bãi bồi phía Nam làng Vị Dương chiêu tập dân vạn chài trên Sông Rút,
               Sông Chanh quai đê lấn biển lập nên làng Lái, sau đổi thành thôn Vị Khê, sáp nhập vào
               xã Vị Dương thành “nhất xã nhị thôn”.
                  Cũng trong khoảng thời gian cuối triều Lê Hồng Đức, một nhóm cư dân vùng Tả
               Quang, Chí Linh đến khai khẩn vùng đất cao phía Tây Bắc xã Hải Triều, lập nên làng
               Quan (sau đổi thành làng Hương, thời Nguyễn đổi tên là Hưng Học).
                  Như vậy, trải qua quá trình khai phá, diện tích canh tác dần được mở rộng, dân cư
               cũng đông dần lên. Đến thế kỷ XV, các làng xã ở khu Hà Nam được hình thành, bao gồm:
               Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông, Bản Động (năm 1472 đổi thành Trung Bản), Lương Quy
               (sau đổi thành Lưu Khê); Hải Triền (sau đổi là Hải Triều, rồi Hải Yến), Vị Dương, Vị
               Khê, làng Quan (Hưng Học).

                  Khu vực Hà Bắc là vùng cư trú lâu đời của các cư dân thời Trần trở về trước, song
               do chiến tranh, thiên tai khắc nghiệt, cư dân nhiều làng xã đã phiêu tán, ruộng đất bỏ
               hoang. Từ thế kỷ XV, quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư khu Hà
               Bắc có nhiều biến đổi, gắn liền với quá trình khai phá, mở rộng đất đai, quai đê lấn biển,
               hình thành các làng xã mới.

                  Trên địa bàn xã Tiền An ngày nay, vào khoảng đầu thế kỷ XV, nhiều nhóm cư dân
               từ Bắc Ninh, Hải Dương... đến phát rừng lập làng, be bờ đắp đập nơi ven rừng, cải tạo
               thành đồng ruộng, hình thành 3 thôn: Lương Đường, Đồng Lá, Minh Đang .
                                                                                              (2)
                  Năm 1428, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, một bộ
               phận người dân Yên Lập, Động Linh từng phiêu tán trở về quê quán cùng một bộ phận
               người dân từ nơi khác đến lập lại làng Yên Lập, Động Linh.

               (1)  Gia phả chép tay dòng họ ghi Quang Lang ở Nam Hà. Ở Thái Bình có thôn Quang Lang, xã Thụy Hải,
               huyện Thái Thụy.
               (2)  Thế kỷ XVII, đời vua Lê Thần Tông, 3 thôn Đồng Lá, Lương Đường, Minh Đang hợp lại thành làng
               La Khê. Địa bàn này thời kỳ Bắc thuộc từng là trung tâm chính trị trong khu vực, tuy nhiên do thiên
               tai, chiến tranh, cư dân ban đầu đã phiêu tán đi hết, đến thế kỷ XV mới thành lập lại các làng mới.
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109