Page 107 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 107
Phaàn I: Ñòa lyù töï nhieân, ñòa lyù haønh chính vaø daân cö 107
tích cực đấu tranh bảo vệ quê hương, làng xóm. Từ cuối năm 1947, nhằm tạo lực lượng
cho cuộc đấu tranh ở vùng địch hậu, thực hiện quyết định của Huyện ủy, đồng bào đã
tản cư theo các cơ quan kháng chiến trước đó trở về làng cũ, vừa lao động sản xuất vừa
tiếp tục ủng hộ cách mạng. Tháng 4/1955, gần một năm sau ngày Hiệp định Giơ-ne-vơ
được ký kết, chấm dứt hoàn toàn chiến tranh ở miền Bắc, nhân dân Quảng Yên, Yên
Hưng vui mừng, náo nức đón tiếp cán bộ ta về tiếp quản, quê hương sạch bóng quân thù.
Năm 1963, một bộ phận cư dân xã Hiệp Hòa (huyện Yên Hưng) tham gia xây dựng
vùng kinh tế mới ở Uông Bí, lập nên xã Phương Nam. Cũng trong thời gian từ năm 1963 -
1964, trên 300 hộ với hơn 1.500 người thuộc thôn Hưng Học, Đồng Cốc (xã Nam Hòa,
nay là phường Nam Hòa) đi khai hoang ở xã Phương Đông (Uông Bí), lập làng mới Phú
Thanh; 36 hộ dân thôn Đồng Cốc lên khai hoang lấn biển ở xã Đông Mai (nay là phường
Đông Mai) lập làng mới Mai Hòa (nay là các khu Mai Hòa, Minh Hòa, Hải Hòa) .
(1)
Năm 1971, xã Hà An được thành lập trên cơ sở làng khai hoang vận tải hình thành
sau quá trình quai đê lấn biển. Năm 1977, sau khi công trình đê Sông Khoai hoàn
thành, hàng trăm nhân khẩu từ Hiệp Hòa, các xã khu vực Hà Nam và các xã lân cận
trong huyện Yên Hưng chuyển sang xây dựng khu kinh tế mới, lập nên xã Sông Khoai.
Năm 1978, một bộ phận cư dân Quảng Yên (khi đó là huyện Yên Hưng) được điều đi
xã Đoan Tĩnh, huyện Hải Ninh (nay là phường Hải Yên, thành phố Móng Cái) và Hạ
Long, Đài Xuyên (huyện Cẩm Phả, nay là huyện Vân Đồn) thay thế người Hoa bỏ đi
nước ngoài. Trong đó, xã Liên Vị có 375 hộ với 3.100 nhân khẩu (tháng 6/1978), thôn Vị
Khê, xóm Đầm Mới có 200 lao động (đi Đài Xuyên, Hạ Long); xã Cẩm La có Trung đoàn
120 chiến sĩ xuất phát ngày 02/6/1978 và 55 hộ xã viên với 125 lao động, 270 nhân khẩu
(tính đến tháng 9/1978); xã Yên Hải có 150 người (thuộc đơn vị thủy lợi chuyên trách
202 của xã) được biên chế thành đại đội thuộc Trung đoàn Quang Trung) và 97 hộ (tính
từ trung tuần tháng 6 đến nửa đầu tháng 7/1978) (đi Đoan Tĩnh); xã Nam Hòa có 54 hộ
với 160 nhân khẩu (đi Móng Cái)... Cũng trong năm 1978, có 60 hộ với 300 nhân khẩu
(thuộc thôn Vị Khê, xã Liên Vị) tới xã Phương Đông, Phương Nam (Uông Bí) xây dựng
kinh tế mới. Trong khi đó, một số hộ dân xóm Đầm Mới (xã Liên Vị) chuyển đi xây dựng
vùng kinh tế mới tại Cái Rồng thuộc huyện Vân Đồn.
Năm 1988, thực hiện chủ trương dãn dân xây dựng vùng kinh tế mới Tiền Phong để
khai hoang phục hóa, xã Liên Vị chuyển hơn 70 hộ dân ra khu vực Đầm 2, thành lập
xóm Đầm 2; xã Liên Hòa chuyển hơn 40 hộ dân ra khu vực Đầm 4, thành lập xóm Đầm
4. Quá trình dãn dân, hình thành xóm Đầm 2, Đầm 4 cũng là cơ sở cho việc thành lập
xã Tiền Phong (năm 1998).
Từ năm 2000 đến nay, dân cư Quảng Yên không có nhiều biến động lớn, không có
hiện tượng di cư cơ học ồ ạt. Ở các phường, xã khu vực trung tâm thị xã như: phường
Quảng Yên, phường Yên Giang, phường Minh Thành..., nơi tập trung các cơ quan hành
chính, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, mật độ dân số khá đông, thành phần dân cư
đa dạng, trong đó có nhiều người là cán bộ hưu trí, bao gồm cả những cán bộ tỉnh, cán
bộ quân đội nghỉ hưu về đây sinh sống.
(1) Ban Chấp hành Đảng bộ phường Nam Hòa: Lịch sử Đảng bộ phường Nam Hòa (1930 - 2020),
sđd, tr.18.