Page 103 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 103

Phaàn I: Ñòa lyù töï nhieân, ñòa lyù haønh chính vaø daân cö    103



                  Từ thế kỷ XV, cư dân Quảng Yên có sự biến động rõ nét, gắn liền với công cuộc khai
               thác vùng đảo Hà Nam, trong đó công cuộc di dân từ các vùng Thăng Long, Thái Bình,
               Nam Định đóng vai trò quan trọng.

                  Đảo Hà Nam xưa kia thực chất là một dạng cù lao cửa sông Bạch Đằng. Đây là vùng
               đất thấp trũng, mặt Đông giáp cửa biển Nam Triệu, mỗi khi nước triều lên, cả vùng
               ngập nước mênh mông, dân gian quen gọi là đảo Hà Nam (đảo phía Nam Sông Chanh).
               Trước thế kỷ XV, vùng đảo Hà Nam còn tương đối hoang vắng. Đời vua Lê Thái Tông,
               niên hiệu Thiệu Bình (1434) đến đời vua Lê Hiến Tông (1498 - 1504), có nhiều nhóm
               dân cư ở kinh thành Thăng Long và vùng đồng bằng Sông Hồng, sông Thái Bình đến
               đây quai đê lấn biển, khai khẩn đất hoang, tạo lập xóm làng. Những người có công đầu
               tiên mở đất lập làng được nhân dân trong vùng gọi là Tiên Công . Các nhóm Tiên Công
                                                                                  (1)
               khai khẩn Hà Nam theo hai phương thức: phương thức khai canh tập thể, tức nhiều gia
               đình hợp lại cùng quai đê lấn biển lập làng, ruộng đất chia đều cho các suất đinh tham
               gia khai khẩn; phương thức thứ hai là khai canh theo kiểu thủ lĩnh, các Tiên Công chiêu
               tập người, chỉ huy họ quai đê lấn biển lập làng.

                  Theo bia ký, gia phả các dòng họ và các nghiên cứu lịch sử cho thấy: Năm 1434,
               hưởng ứng lời kêu gọi quai đê lấn biển, khai canh lập ấp của vua Lê Thái Tông, 17 vị
               Tiên Công là người quê ở phường Kim Hoa (nay là phường Kim Liên), huyện Thọ Xương,
               phủ Hoài Đức, phía Nam thành Thăng Long (nay là Thủ đô Hà Nội) đã cùng gia đình
               xuôi theo Sông Hồng ra vùng cửa sông Bạch Đằng . 17 vị Tiên Công bao gồm: Vũ Song
                                                                    (2)
               (hiệu sinh), Vũ Hồng Tiệm (hiệu sinh), Bùi Huy Ngoạn (hiệu sinh), Ngô Bách Đoan,
               Nguyễn Phúc Cốc, Nguyễn Phúc Thắng, Nguyễn Phúc Vinh, Lê Khép, Lê Mở (Quốc Tử
               Giám sinh), Vũ Tam Tỉnh (Quốc Tử Giám sinh), Vũ Giai (Quốc Tử Giám sinh), Nguyễn
               Nghệ (Quốc Tử Giám sinh), Nguyễn Thực (Quốc Tử Giám sinh), Bùi Bách Niên (Quốc
               Tử Giám sinh), Phạm Việt, Dương Quang Tín, Dương Quang Tấn.

                  Lúc đầu họ sống trên thuyền, làm nghề đánh bắt cá. Một đêm, khi lên trú ở một gò
               nổi của bãi triều, nghe thấy tiếng ếch nhái kêu, biết nơi này có nước ngọt nên các Tiên
               Công đã cùng nhau lên bãi thăm dò. Khi đến khu gò cao giữa bãi, các Tiên Công tìm
               thấy mạch nước ngọt ở một đượng đất cao trên triều, xung quanh là nước mặn (sau gọi
               là Hồ Mạch). 17 vị Tiên Công đã quyết định khai khẩn đất đai, cải tạo nơi đây, lập làng,
               lập ấp, vừa trồng lúa vừa đánh bắt thủy hải sản. Từ đó hình thành nên phường Bồng
               Lưu, sau đổi thành xã Phong Lưu gồm 3 thôn: Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông.

               (1)  Trong các nhóm Tiên Công khai phá vùng Hà Nam, có 17 vị Tiên Công là người quê ở phường
               Kim Hoa (nay là phường Kim Liên), huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, phía Nam thành Thăng Long
               (nay là Thủ đô Hà Nội) khai phá các làng Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông (năm 1434); 2 vị Tiên Công
               (Hoàng Nông - Hoàng Nênh) quê vùng Trà Lũ (có thể thuộc vùng Trà Lý của tổng Đại Hoàng, huyện
               Chân Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) khai phá ra xứ Bản Động (năm 1472 đổi thành Trung
               Bản); 2 vị Tiên Công (Hoàng Kim Bảng - Đồng Đức Hấn) khai phá làng Vị Dương; 2 vị Tiên Công (Đỗ
               Độ, Đào Bá Lệ) khai phá lập ra xã Lương Quy (sau đổi thành Lưu Khê); hai anh em Tiên Công Phạm
               Nhữ Lãm và Phạm Thanh Lảnh quê ở Quang Lang (Hà Nam - Hải Dương) cùng một số người quai
               đê lấn biển lập nên làng Hải Triền (sau đổi là Hải Triều, rồi Hải Yến) và làng Vị Khê...
               (2)  Cũng có tài liệu cho rằng, vua Lê Thánh Tông mở rộng kinh thành vào đất của các vị Tiên Công
               nên vua khuyến khích họ đi tìm miền đất mới để khai phá.
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108