Page 241 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 241

Phaàn III: Heä thoáng chính trò    241



                                                     CHƯƠNG II
                               BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN




                  I. Bộ máy hành chính ở Quảng Yên trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
                  1. Trước thế kỷ XIX

                  1.1. Thời kỳ dựng nước

                  Qua các cuộc khai quật khảo cổ học tại di chỉ Đầu Rằm, xã Hoàng Tân, thị xã Quảng
               Yên, các nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định: đây là một di chỉ cư trú - mộ táng
               thuộc thời đại Kim khí. Cư dân cư trú tại đây thuộc hai giai đoạn sớm và muộn: lớp sớm
               tương đương với cư dân Tràng Kênh tức tương đương văn hóa Phùng Nguyên muộn -
               Đồng Đậu sớm, có niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 - 3.500 năm; lớp cư dân muộn
               thuộc giai đoạn Đông Sơn có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 - 2.700 năm. Các phát
               hiện khảo cổ tại di tích Đầu Rằm là minh chứng cho quá trình sinh sống lâu dài của con
               người ở Quảng Yên.
                  Vào thời Hùng Vương, Nhà nước Văn Lang chia làm 15 bộ (vốn là 15 bộ lạc), vùng đất
               Quảng Yên ngày nay thuộc bộ Ninh Hải. Bộ máy Nhà nước được chia thành 3 cấp. Đứng
               đầu là Hùng Vương, vị thủ lĩnh (Cun) của bộ lạc Văn Lang tối cao, đồng thời có thể là
               thủ lĩnh của cả 15 bộ lạc khác. Mỗi bộ lạc trong đó đều có “Cun” của mình, cai quản một
               vùng riêng của bộ lạc. Lạc hầu, Lạc tướng vốn là trưởng của các bộ lạc. Họ không phải
               là quan chức thuộc biên chế Nhà nước thường trực ở bên vua như thường thấy ở thời
               quân chủ sau này. Họ chỉ phục tùng Hùng Vương bằng cúng lễ hoặc chịu sự phân công
               (chỉ huy) và giúp việc Hùng Vương khi hữu sự. Dưới mỗi bộ lạc là chiềng, mường, bản
               ở miền núi; kẻ (sau này là làng), chạ ở miền đồng bằng. Việc cai quản các đơn vị dân cư
               chiềng, mường, bản hay kẻ, chạ đều do những già làng, trưởng bản, bồ chính đảm trách.

                  Trong thời kỳ này, Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội thường trực mà chỉ có lực
               lượng vũ trang tự vệ ở các bộ lạc, thực chất là lực lượng gồm các trai tráng trong những
               chiềng, mường, bản, kẻ, chạ trực thuộc các bộ lạc. Khi có việc, Vua Hùng có thể huy động
               các lực lượng trai tráng đó bảo vệ bộ lạc hoặc liên minh các bộ lạc. Vua Hùng là người chỉ
               huy tối cao liên minh các bộ lạc (15 bộ) chống giặc ngoại xâm hoặc các công việc thủy lợi
               đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp trồng, cấy lúa nước. Đấy cũng chính là vai trò và
               chức năng của một Nhà nước sơ khai. Sau này, nước Âu Lạc cơ bản vẫn duy trì bộ máy
               chính quyền như thời Hùng Vương.
                  1.2. Thời kỳ Bắc thuộc

                  Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm chiếm và chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu
               Chân. Đứng đầu mỗi quận là một vị sứ giả gọi là “Quan sứ”. Bên dưới cấp quận, bộ máy
               chính quyền của Nhà nước Âu Lạc cũ được giữ nguyên, vẫn duy trì chế độ Lạc hầu, Lạc
               tướng, Bồ chính của người Việt cổ. Giúp việc cho các sứ giả của Nhà Triệu là một số quan
               chức, có cả người Hán và người Việt. Về quân sự, mỗi quận cũng đặt chức Tả tướng để
               coi giữ việc quân sự. Việc thu lợi về kinh tế ở Âu Lạc qua hình thức phú, cống do các Lạc
               hầu, Lạc tướng thu thuế của người dân bản địa rồi nộp lại cho các Quan sứ.
   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246