Page 246 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 246
246 Ñòa chí Quaûng Yeân
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, “xã lớn từ 100 người trở lên thì đặt 3 viên, xã vừa từ 50
người trở lên đặt 2 viên, xã nhỏ 10 người trở lên đặt 1 viên” .
(1)
Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Dưới đạo có
phủ, châu, rồi đến huyện và xã. Vùng đất Quảng Yên ngày nay là huyện An Hưng, phủ
Hải Đông thuộc đạo thừa tuyên An Bang. Đứng đầu mỗi đạo có hai ty: Đô Tổng binh sứ
ty lĩnh quân đội và Thừa chính sứ ty trông coi việc hành chính và tư pháp. Đô ty có các
chức Tổng binh, Phó tổng binh cầm đầu. Chức Hành khiển năm 1460 đổi thành Tuyên
phủ chính sứ, nay lại đổi thành Thừa chính sứ, chức Tuyên phủ phó sứ đổi thành Thừa
chính phó, trông coi Thừa ty. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đặt thêm Ty Hiến sát ở
các đạo, có các chức Hiến sát sứ, Hiến sát phó sứ. Ty Hiến sát phụ trách việc tâu bày
mọi việc phải trái, điều tra và hạch hỏi những việc làm trái phép, tra cứu xét hỏi việc
kiện tụng, xét thưởng công trạng của quan quân trong một đạo. Như vậy, từ sau năm
1471, chính quyền địa phương thuộc về ba cơ quan: Đô Tổng binh sứ ty, Thừa chính sứ
ty, Hiến sát sứ ty.
Bên dưới các đạo, vua Lê Thánh Tông đổi lộ làm phủ, đổi trấn thành châu và đổi lại
các chức quan: An phủ sứ thành Tri phủ, Trấn phủ sứ thành Đồng tri phủ, Chuyển vận
sứ thành Tri huyện, Tuần sát sứ thành Huyện thừa, Phòng ngự sứ thành Tri châu, Xã
quan thành Xã trưởng. Trong đó, Xã trưởng vừa là người đại diện của dân làng, vừa
là người đại diện của Nhà nước, có nhiệm vụ thực thi những chính sách của Nhà nước
ban hành xuống cơ sở như: tham gia vào việc lập sổ đinh, sổ điền; đảm bảo việc thu đủ
thuế ruộng và thuế nhân đinh (thuế thân), cung cấp đủ số lính trong độ tuổi cho Nhà
nước. Ngoài ra, vua Lê Thánh Tông còn quy định lại số Xã trưởng: các xã từ 500 hộ trở
lên được cử 5 Xã trưởng, 300 hộ trở lên được cử 4 Xã trưởng, 100 hộ trở lên được cử 2 Xã
trưởng, dưới 60 hộ được cử 1 Xã trưởng.
Ở cấp xã, đơn vị hành chính này được xác định ở hình thức như: “nhất xã nhị tam
thôn” (một xã gồm hai, ba thôn - làng hợp thành), “nhất xã nhất thôn” (một xã chỉ có
một thôn). Mỗi thôn đều có Trưởng thôn đứng đầu. Ngoài bộ máy hành chính điều hành
làng xã, trong quá trình xây dựng phát triển, các thôn thuộc xã tồn tại theo cách tự
quản, tự trị đều tự hình thành nên một số loại hình tổ chức xã hội riêng.
Vào thời Lê, tổ chức bộ máy chính quyền ở vùng đất Quảng Yên ngày nay cũng giống
như tổ chức chính quyền ở các xã tại đồng bằng Bắc Bộ, bởi đây là một đơn vị hành chính
trong một Nhà nước. Tuy nhiên, tại khu vực Hà Nam, cư dân làm nghề ngư nghiệp, có
nhiều phong tục, tập quán cổ xưa nên chính quyền cũng có nhiều nét đặc biệt. Theo
“Thông báo về cuộc điều tra nghiên cứu các làng xã thuộc khu Hà Nam huyện Yên
Hưng, tỉnh Quảng Yên” của các tác giả Huy Vu và Trần Lâm: “Theo các cụ kể và gia phả
truyền lại thì đầu tiên các xã này lập thành phường, có phường trưởng đứng đầu. Dân
cư ở đây cho là phường này từ chữ phường ở phường Kim Liên đưa về. Nhưng chúng tôi
cho rằng đây chỉ là một phường chài. Sau phường phát triển thành trại có trùm trưởng
trại đứng đầu, từ phường chuyển thành trại có một ý nghĩa lớn là một đơn vị sống ngư
nghiệp đã chuyển thành một đơn vị sống bằng nông nghiệp. Những trại ở miền đồng
bằng thì trực thuộc một xã, ví dụ trại Đồng Dơi thuộc xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai,
(1) Xem Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, sđd, tr.297.