Page 250 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 250
250 Ñòa chí Quaûng Yeân
đồng thời có quyền chỉ đạo các Tổng đốc, Tuần phủ . Giúp việc cho Công sứ có Tòa Công
(1)
sứ và Hội đồng hàng tỉnh. Tòa Công sứ là văn phòng của Công sứ, có chức năng tổng
hợp, hành pháp và tư pháp cấp tỉnh. Hội đồng hàng tỉnh có nhiệm vụ tư vấn, góp ý với
chính quyền về mặt kinh tế, hành chính, xã hội và thu chi của tỉnh.
Bên cạnh duy trì hệ thống quan lại người Pháp, thực dân Pháp còn xây dựng và duy
trì hệ thống quan lại tay sai là người Việt. Đứng đầu tỉnh là Tuần phủ, phụ tá giúp việc
có Ty Bố chính và Ty Án sát . Bố chính có nhiệm vụ giải quyết các công việc tài chính,
(2)
thuế khóa và phổ biến các chính lệnh của triều đình cho các đơn vị và người thực hiện;
Án sát giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực tư pháp và lưu thông công văn khi có công
việc trọng đại thuộc hai ty đảm nhiệm.
Dưới tỉnh là phủ do Tri phủ đứng đầu. Dưới phủ là huyện do Tri huyện đứng đầu.
Dưới huyện là xã, nhiều xã trong một vùng hợp thành một tổng do Chánh tổng và Phó
tổng đứng đầu.
Bộ máy quản lý hành chính thị xã Quảng Yên và huyện Yên Hưng từ cuối thế kỷ XIX
đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 gồm:
Tại thị xã Quảng Yên, thực dân Pháp chia Quảng Yên thành 3 khu phố và xây dựng
các cơ quan hành chính của tỉnh Quảng Yên tại đây. Bên cạnh Công sứ, Tuần phủ là các
trưởng phố ở cơ sở.
Tại huyện Yên Hưng, đứng đầu là Tri huyện, giúp việc cho Tri huyện có Thừa phái
và Lục sự. Thừa phái có nhiệm vụ quản lý sổ hộ tịch, hộ khẩu, đinh, điền, thuế, đê điều,
phu dịch; Lục sự giúp việc tư pháp, bảo vệ trị an, xét xử các vụ án dân sự và hình sự.
Ở cấp tổng, trong thời gian này huyện Yên Hưng có 5 tổng, đứng đầu mỗi tổng là
Chánh tổng và Phó tổng. Chánh tổng và phó tổng phụ trách việc thu thuế, tạp dịch,
phu, đinh, điền...
Ở cấp xã, trong thời gian đầu, đứng đầu xã là Hội đồng kỳ mục do Hương cả làm Chủ
tịch, Hương chủ làm Phó Chủ tịch. Hội đồng kỳ mục có quyền quyết định toàn bộ hoạt
động của bộ máy quản lý hành chính làng xã. Từ năm 1921, việc quản lý các xã được
giao cho Hội đồng tộc biểu do Chánh hương hội và Phó hương hội đứng đầu. Đến năm
1941, vua Bảo Đại ra Đạo dụ bãi bỏ Hội đồng tộc biểu, giao việc quản lý làng xã cho Hội
đồng kỳ mục.
Hầu hết quan viên nắm quyền cai trị từ cấp xã trở lên đều thuộc giai cấp địa chủ, có
mối quan hệ chặt chẽ và làm tay sai cho thực dân Pháp trong việc áp bức, bóc lột nhân
dân, nhất là ở cấp xã và cấp huyện. Ở cấp tỉnh, quyền lực tập trung vào tay những quan
chức người Pháp. Với việc xây dựng bộ máy tay sai ở làng xã, chính quyền thực dân,
phong kiến đã vươn sự kiểm soát của mình đến từng người dân.
(1) Theo Tạ Thị Thủy, Nguyễn Lan Dung: “Tổ chức bộ máy chính quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam
đầu thế kỷ XX”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ tư: Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền
vững, Nxb. Khoa học xã hội, 2013, tr.745.
(2) Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 2, Nxb. Thế giới, Hà Nội,
2001, tr.18.