Page 253 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 253

Phaàn III: Heä thoáng chính trò    253



               có khoảng 36 người do các xóm cắt cử, có vũ khí như giáo mác, tay thước. Phiên tuần có
               nhiệm vụ bắt trộm cướp, trông lúa ngoài đồng, đê điều... Nếu trong xóm bị mất tài sản
               thì tuần đinh phải chiểu theo giá mà bồi thường .
                                                                  (1)
                  3.2. Dòng họ, gia đình

                  Làng của người Việt ở Bắc Bộ nói chung và ở Yên Hưng nói riêng được tập hợp dưới
               hai hình thức chủ yếu là: theo quan hệ huyết thống và theo quan hệ láng giềng. Trong
               mối quan hệ huyết thống, dòng họ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, đó là nơi tập trung
               các gia đình cùng huyết thống và chung một thủy tổ. Các dòng họ ở Yên Hưng được hình
               thành từ lâu đời gắn với quá trình tụ cư, sinh sống của các lớp cư dân nơi đây.

                  Ở khu vực Hà Bắc, ngay từ thời Lý đã hình thành một số làng, xóm, tuy nhiên dân cư
               còn khá thưa thớt. Theo thời gian, dân cư ở những nơi khác đến sinh sống nhiều hơn, từ
               đó hình thành các dòng họ như: Lê Hữu, Đào, Vũ, Đàm, Phạm...
                  Ở khu vực Hà Nam, sự hình thành các dòng họ gắn liền với quá trình khai hoang,
               quai đê lấn biển của các vị Tiên Công. Ngay từ thế kỷ XV, những vị Tiên Công đầu tiên
               đã xuôi theo dòng Sông Hồng, qua sông Bạch Đằng đến vùng đất Hà Nam định cư, cùng
               nhau khai khẩn đất hoang, quai đê lấn biển, lập xóm dựng làng. Ghi nhớ công ơn của
               các vị Tiên Công, con cháu các dòng họ Tiên Công đã xây dựng từ đường để thờ tự và
               suy tôn các vị Tiên Công là thủy tổ của dòng họ mình, như từ đường họ Vũ, họ Lê, họ
               Hoàng... Theo thời gian, dòng họ phát triển thành nhiều chi, ngành với các thế hệ nối
               tiếp nhau, như dòng họ Ngô, Vũ, Nguyễn, Lê, Hoàng, Bùi, Đinh Viết, Đào...

                  Đối với người dân, dòng họ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ở đó thể hiện sự trật tự,
               nền nếp gia phong, có sự phân biệt giữa các chi, các ngành và được quy định rõ ràng
               trong gia phả của dòng họ. Các gia đình trong dòng họ có mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ
               lẫn nhau, khi một gia đình có công việc sẽ nhận được sự giúp đỡ của các gia đình khác
               trong dòng họ.

                  Trong các dòng họ, trưởng họ là người đứng đầu và được coi là người thủ lĩnh của
               dòng họ. Vị trí trưởng họ được truyền từ đời này qua đời khác theo hình thức cha truyền
               con nối và chỉ được chuyển giao trong nội bộ chi trưởng, không được truyền cho các chi
               dưới. Trong trường hợp người con trai trưởng không thực hiện được vai trò trưởng họ thì
               người con trai thứ sẽ đảm đương. Nếu người con trai trưởng không có con trai thì vị trí
               trưởng họ sẽ được giao cho người em trai thứ và tiếp đó là con trai trưởng của người em
               thứ đảm nhận.

                  Trưởng họ là chỗ dựa tinh thần của các thành viên trong dòng họ, đóng vai trò quan
               trọng trong thực hiện các nghi lễ và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến dòng họ
               của mình. Trong dịp giỗ tổ, trưởng họ cử một vài thành viên trong họ mang lễ vật hương
               hoa ra mộ tổ làm lễ. Trong việc tang, hỉ, trưởng họ bố trí, phân công các thành viên thực
               hiện các công việc sao cho phù hợp. Trong mối quan hệ với xóm làng, trưởng họ là người
               đại diện cho dòng họ tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt làng xã, là người
               dàn xếp, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp ngoại tộc.


               (1)  Theo Huy Vũ, Trần Lâm: “Thông báo về cuộc điều tra nghiên cứu các làng xã thuộc khu Hà Nam
               huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Yên”, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 1, sđd, tr.359.
   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258