Page 258 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 258
258 Ñòa chí Quaûng Yeân
là người thay mặt Lý trưởng đi đôn đốc các việc như bắt phu, lấy lính... Triện của làng
do Lý trưởng giữ.
Chưởng bạ là người giữ sổ sách địa bạ, địa chính và theo dõi những thay đổi về điền
sản trong làng. Thư ký là người có học vấn, có nhiệm vụ giữ gìn sổ sách, ghi chép biên
bản các cuộc họp của Hội đồng. Thủ quỹ thường là người giàu có trong làng được bầu
làm người giữ tiền công và xuất tiền quỹ cho các việc chi tiêu của làng, nếu làm mất
hoặc thâm hụt tiền thì thủ quỹ phải đền. Hộ lại là người giữ sổ sách, giấy tờ về hộ tịch,
hộ khẩu của làng, do dân xã bầu ra và có con dấu riêng. Trương tuần là người chỉ huy
các tuần phiên trong việc canh phòng đảm bảo an toàn, an ninh của làng xã. Trương
tuần thường là người mạnh bạo, thật thà, có gia sản sẽ được cắt cử tuần phiên. Thủ lộ
là người trông coi đường sá, đê điều. Cai vạn là người trông nom thuyền bè, sửa sang
bến bãi của làng.
Hương ước, lệ làng
Hương ước, lệ làng là những quy tắc ứng xử mang tính bắt buộc phải tuân theo của
cộng đồng dân cư sinh sống trong một làng. Ngay từ thế kỷ XV, làng xã Việt Nam đã
có hương ước. Hương ước có những điều khoản quy định nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm của người nông dân đối với tài sản riêng (đồng ruộng, hoa màu...), tài sản công
(ruộng công, ao hồ...) và với bộ máy chức dịch làm nhiệm vụ bảo vệ mùa màng.
Tại Yên Hưng, hầu hết các làng xã trước Cách mạng tháng Tám đều có các bản hương
ước ghi chép về các tục lệ của làng. Có hai loại hương ước: hương ước cổ (được soạn trước
cuộc cải lương hương chính của thực dân Pháp năm 1921) và hương ước cải lương (được
soạn từ năm 1921).
Đối với hương ước cổ, nội dung của các bản hương ước chủ yếu đề cập đến chế độ của
làng đối với người đỗ đạt, chia ngôi thứ đình trung, tổ chức tế lễ Thành hoàng, chia phần
biếu, bảo vệ an ninh, xử phạt những người trộm cắp, gian tham... Trong chế độ đối với
người đỗ đạt, hương ước An Đông quy định: “Thành đạt tôn quý có 3 hạng, trong thôn
viên nào thi đỗ đại khoa lễ mừng là 1 bức trướng văn bằng gấm đỏ và 200 quan tiền.
Người nào đỗ Cử nhân thì mừng 1 bức trướng văn bằng vải lụa và 100 quan tiền, người
nào đỗ Tú tài thì mừng đôi câu đối bằng vải the và 50 quan tiền” . Trong việc bảo vệ làng
(1)
xã, hương ước Hưng Học quy định: “Bản xã giao ước hễ bọn phỉ xông vào, bất kể ngày hay
đêm nghe thấy trống hiệu những ai từ 60 tuổi trở lên đều phải cầm khí giới phòng thủ ở
trong làng, những người từ 59 tuổi đến 18 tuổi đều cầm khí giới đồng tâm chặn đánh phỉ,
nếu người nào trì hoãn chậm trễ thì bị phạt đánh 30 roi, người nào chạy ra chạy vào, ở
nhà 1 - 2 khắc không thấy chạy theo thì bị phạt tiền 1 quan 2 mạch” . Đối với xử phạt
(2)
những người trộm cắp, hương ước Khoái Lạc quy định: “Trong tổng người xã nào gian
tham, đêm hôm trộm cắp trâu bò đồ đạc, bị bắt quả tang, thì trình với bản tổng, Cai tổng
thông báo khắp trong tổng và cứ lý trưởng xã đó bắt phạt 30 quan tiền, nếu trộm cắp hoa màu
(1) Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh: Di sản Hán Nôm tỉnh Quảng Ninh, tập 2: Địa bạ - Tục lệ
hương ước, sđd, tr.778.
(2) Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh: Di sản Hán Nôm tỉnh Quảng Ninh, tập 2: Địa bạ - Tục lệ
hương ước, sđd, tr.826-827.