Page 255 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 255

Phaàn III: Heä thoáng chính trò    255



               định hướng, nuôi dưỡng cũng như giáo dục mỗi cá nhân trở thành những công dân có
               ích cho xã hội.

                  Gia đình là hạt nhân tạo nên dòng họ, dòng họ là một thành tố quan trọng tạo nên xã
               hội. Các hoạt động giáo dục trong gia đình, dòng họ ở Quảng Yên góp phần lưu giữ và
               phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.

                  3.3. Giáp
                  Giáp là một tổ chức tập hợp người theo lớp tuổi, bao gồm các đinh nam sau khi lọt
               lòng đã làm lễ vọng giáp đến các cụ cao tuổi nhất và là tổ chức chỉ dành cho nam giới,
               không có nữ giới tham gia. Giáp là tổ chức có tính kế thừa, cha ở giáp nào thì con ở giáp

               đó . Các thành viên trong giáp không nhất thiết là người cùng một họ.
                  (1)
                  Giáp quản lý ba nhóm người: ty ấu (gồm những bé trai từ khi lọt lòng đến 18 tuổi),
               đinh (gồm những người từ 18 tuổi đến 50 tuổi) và lão (tập hợp những người từ 50 tuổi trở
               lên). Tên giáp thường được đặt theo thứ tự như Nhất, Nhị, Tam, Tứ... hay theo phương

               hướng như Đông, Tây, Đoài, Nam, Bắc, Thượng, Hạ...
                  Số lượng giáp trong một làng thường là số chẵn và thường có từ 2 giáp trở lên, mối
               quan hệ giữa các thành viên trong giáp vừa là quan hệ họ hàng, vừa là quan hệ xóm
               làng, song mối quan hệ chính là theo lớp tuổi. Trong giáp, các thành viên được xếp theo
               lớp tuổi, mỗi lớp tuổi lại có những địa vị, quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau, độ tuổi càng
               cao càng nhận được sự kính trọng. Những người dưới 18 tuổi là thành viên dự bị, chưa
               có nghĩa vụ nặng nề. Khi đến 18 tuổi, nam thanh niên được ghi tên vào giáp và là thành
               viên chính thức của giáp, phải thực hiện các nghĩa vụ đi tuần, đi phu, đi lính và đóng

               góp tiền, gạo cho giáp mỗi khi có việc làng.
                  Tùy theo tập quán của từng làng mà người đứng đầu giáp được gọi là ông Trưởng
               giáp, Cai giáp, Trùm giáp hay Câu đương, giúp việc là các ông Lềnh (bắt nguồn từ chữ

               lệnh) hay quan Lềnh. Lềnh không phải chỉ có một người, số lượng Lềnh thay đổi theo
               tập quán của từng làng. Trong một số trường hợp, ông Lềnh cũng đồng thời là người phụ
               trách, chuẩn bị lễ lạt, cỗ bàn trong giáp. Vinh dự của thành viên trong giáp là lên hàng
               lão, quy định về lễ vật trình làng ở mỗi làng xã là khác nhau và được thể hiện rõ trong
               hương ước. Hương ước xã Khoái Lạc soạn năm Thành Thái thứ 9 quy định: “Người nào
               đến 50 tuổi thì sắm 1 tráp trầu và 6 mạch tiền đến đình cáo lão để được miễn phu dịch.
               Người nào đến 60 tuổi thì sắm sửa 1 thúng xôi, 1 cái cổ lợn, 1 bát rượu, 100 miếng trầu
               đem đến đình làm lễ rồi biếu toàn xã, giao cho xã dịch chiếu nhận, dân xã mừng người
               đó 5 quan tiền” . Đến thời kỳ hương ước cải lương, một số làng xã như Hưng Học, Yên
                               (2)
               Trì, La Khê, Cẩm La... không bắt buộc lên lão phải nộp tiền lệ gì nhưng người nào
               muốn sửa lễ yết thần, sửa mâm cỗ mời thân bằng, kỳ lý (có làng là kỳ dịch) cũng mặc ý,
               không ai bắt buộc.


               (1)  Theo Vũ Duy Mền, Trịnh Thị Hà: “Hương ước trong làng xã đồng bằng Bắc Bộ nửa đầu thế kỷ XX”,
               tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (104), 2016, tr.66.
               (2)  Xem Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh: Di sản Hán Nôm tỉnh Quảng Ninh, tập 2: Địa bạ -
               Tục lệ hương ước, Nxb. Hà Nội, 2020, tr.553.
   250   251   252   253   254   255   256   257   258   259   260