Page 257 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 257
Phaàn III: Heä thoáng chính trò 257
3.5. Tổ chức hành chính cấp xã
Hội đồng kỳ mục
Hội đồng kỳ mục là tổ chức có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của làng
như: chia và đấu thầu ruộng đất công, bán ngôi thứ, dựng mới và tu bổ đình, chùa, phân
bổ thuế, tổ chức đình đám, khao vọng... Hội đồng kỳ mục cũng là cơ quan thông qua việc
soạn thảo, ban hành, sửa đổi, bổ sung hương ước và giám sát việc thi hành hương ước
của các làng xã. Đứng đầu Hội đồng kỳ mục là Tiên chỉ (người có phẩm hàm hay chức
tước, học vị cao nhất), những làng đông dân, nhiều quan lại và nho sĩ có thêm Thứ chỉ.
Tiên chỉ và Thứ chỉ là những người có phẩm tước, danh vọng, có toàn quyền quyết định
mọi việc lớn nhỏ trong làng. Thành viên của Hội đồng kỳ mục gồm quan lại, cai đội các
cấp đã về hưu, các cựu Chánh tổng, Phó tổng, cựu Lý trưởng, Phó lý trưởng không bị án
trong thời gian kiêm nhiệm.
Hội đồng tộc biểu
Hội đồng tộc biểu là cơ quan quyền lực của làng được thiết lập khi thực dân Pháp
thực hiện cuộc cải lương hương chính ở Bắc Kỳ vào năm 1921 để thay thế Hội đồng kỳ
(1)
mục. Hội đồng tộc biểu ở Yên Hưng gồm những đại diện do các dòng họ bầu ra, dân đinh
từ 25 tuổi trở lên mới được bầu làm Tộc biểu và phải là những người có tham vọng, biết
chữ, chưa từng phạm tội hay bị bãi chức. Đứng đầu Hội đồng là Chánh hương hội và
Phó hương hội. Giải quyết mọi công việc trong làng xã là bộ phận chức dịch thừa hành
gồm Lý trưởng và Phó lý.
Hội đồng tộc biểu có chức năng quản trị mọi mặt của đời sống làng xã, thi hành
những mệnh lệnh của Nhà nước, đặt lệ làng, phân bố công điền, sưu thuế, ngân sách...
Năm 1941, Hội đồng tộc biểu bị giải thể, mọi chức năng, nhiệm vụ chuyển sang Hội đồng
kỳ mục.
Bộ máy chức dịch
Dưới thời Trần, việc quản lý làng xã do Xã quan phụ trách. Đến đầu niên hiệu Quang
Thuận (1460 - 1469), chức Xã quan được thay bằng Xã trưởng. Xã trưởng là người chịu
trách nhiệm trước chính quyền cấp trên trong việc bắt lính, bắt phu, thu thuế, giữ gìn
trật tự trị an, lập sổ hộ tịch, sổ điền, đồng thời đại diện cho làng xã trong việc giao thiệp
với chính quyền.
Đến năm 1828, chức Xã trưởng được thay thế bằng chức Lý trưởng và Phó lý. Năm
1921, thực dân Pháp tiến hành cải lương hương chính, ngoài hai chức danh là Lý trưởng
và Phó lý, mỗi xã còn có các chức danh giúp việc như: Chưởng bạ, Thư ký, Thủ quỹ, Hộ lại,
Trương tuần, Thủ lộ, Cai vạn...
Lý trưởng và Phó lý là những người đứng đầu bộ máy chức dịch. Họ là những người
ít nhiều có học vấn, có tài sản và chưa từng có án phạt. Lý trưởng và Phó lý chịu trách
nhiệm thực hiện mọi công việc do chính quyền cấp trên giao. Trong làng xã, Lý trưởng
là người chịu trách nhiệm chính thức trước Nhà nước và tổ chức công việc chung, Phó lý
(1) Cải lương hương chính là chính sách được chính quyền thực dân đưa ra nhằm can thiệp vào chính
quyền làng xã, đồng thời đưa ra chính sách mị dân để cuộc cải lương được dễ dàng hơn.