Page 260 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 260
260 Ñòa chí Quaûng Yeân
nên tính tự trị, tự quản và dân chủ của làng xã. Mặt khác, làng xã cổ truyền cũng là nơi
lưu giữ và thúc đẩy sự phát triển của những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá
trình tương tác giữa các tổ chức, thiết chế của làng xã.
II. Bộ máy chính quyền thị xã Quảng Yên từ sau Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến nay
1. Hội đồng nhân dân thị xã Quảng Yên
1.1. Quá trình phát triển của Hội đồng nhân dân thị xã Quảng Yên
Trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên (Ảnh: tư liệu)
Hiến pháp năm 2013 quy định: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân
dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;
giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết
của Hội đồng nhân dân.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và
tăng cường củng cố chính quyền các cấp, ngày 08/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việc Tổng tuyển cử.
Ngày 22/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 63/SL về việc tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp. Theo Sắc lệnh, Hội đồng nhân dân được bầu
cử theo lối phổ thông đầu phiếu và trực tiếp, là cơ quan thay mặt cho nhân dân quản lý
công việc ở địa phương.