Page 259 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 259

Phaàn III: Heä thoáng chính trò    259



               thóc lúa thì phạt 6 quan tiền để giữ gìn phong hóa” . Nhìn chung, những quy định trong
                                                                    (1)
               hương ước góp phần xây dựng tính tôn ti trật tự, tạo nên khuôn phép trong xã hội song
               có nhiều điều khoản còn nặng nề trong việc khao vọng, lên lão...

                  Hương ước cải lương ra đời sau khi thực dân Pháp thực hiện cuộc cải lương hương
               chính năm 1921 với trọng tâm là thay thế Hội đồng kỳ mục bằng Hội đồng tộc biểu,
               quyền hạn của Hội đồng chức dịch, việc thu chi ngân sách... Mỗi bản hương ước cải
               lương gồm 2 phần: phần chính trị và phần phong tục. Đến năm 1927, các làng tiếp tục
               sửa đổi hương ước và sửa đổi, soạn thảo lại vào năm 1941. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
               nhân, các bản hương ước cải lương của Yên Hưng vào các năm 1921, 1927 không còn,
               chỉ còn một số bản hương ước viết trong thời gian thực hiện cuộc cải lương hương chính
               năm 1941 được lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội .
                                                                             (2)
                  Hương ước cải lương được chính quyền thực dân tăng cường sử dụng nhằm thắt chặt
               hoạt động thu thuế, bắt phu, bắt lính, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng kỳ
               mục và các chức dịch đục khoét, nhũng nhiễu nhân dân và bày ra các tệ như mua quan
               bán tước, đặt lệ khao vọng... Hương ước xã Yên Đông quy định lệ bán vị thứ trong làng
               và một số quy định khác như: vị Hương trưởng 30 đồng, lệ khao 30 đồng nhưng phải
               những người phẩm hàm cao hay cựu Chánh, Phó lý trưởng, cựu Chánh, Phó hương hội,
               cựu Thư ký, Thủ quỹ, Hộ lại, Chưởng bạ trở lên mới được làm; ai đến 60 tuổi đều phải
               nộp tiền để được trừ tuần giờ tạp dịch; ai làm việc gì hoặc giết lợn hay trâu bò phải tường
               Hương lý và phải biếu các người làm việc trong làng . Hầu hết hương ước các làng đều
                                                                      (3)
               có quy định đối với các trường hợp khao vọng, ai được bổ sung công chức, trúng cử thì
               phải làm cỗ mời dân làng hay kỳ dịch ăn mừng, những người có chức phận gì ở trong
               làng đều phải khao thì mới được vị thứ trong đình như: Thượng thư, Tổng đốc, Tuần
               phủ, Quan ba, Thống chế khao 100 đồng; Bố chánh, Án sát, Đốc học, Quan hai, Đề đốc
               khao 80 đồng ...
                             (4)
                  Hương ước cải lương đã tạo điều kiện để các tục lệ xấu như mua quan bán tước, khao
               vọng, ngôi thứ và khuyến khích việc tế lễ quanh năm tiếp tục tiếp diễn. Thông qua
               hương ước cải lương, chính quyền thực dân đã áp đặt quyền lực lên đời sống xã hội, đưa
               hương ước trở thành công cụ cai trị trực tiếp của chính quyền thực dân tại các làng xã.
               Thiết chế chính trị nặng nề mang tính nô dịch, áp đặt của chính quyền thực dân, phong
               kiến khiến cho đời sống nhân dân Yên Hưng nửa đầu thế kỷ XX gặp muôn vàn khó
               khăn, khổ cực.

                  Làng xã Yên Hưng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một tiểu xã hội nông
               nghiệp, trong đó tổ chức tự quản dòng họ và các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng
               trong việc thiết lập những mối quan hệ trong cộng đồng làng xã góp phần hình thành

               (1)  Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh: Di sản Hán Nôm tỉnh Quảng Ninh, tập 2: Địa bạ - Tục
               lệ hương ước, sđd, tr.543.
               (2)  Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh: Địa chí Quảng Ninh, tập 3, Nxb. Thế giới, Hà Nội,
               2001, tr.34.
               (3)  Hương ước xã Yên Đông, tổng Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên, lưu tại Viện Thông tin
               Khoa học xã hội.
               (4)  Theo Hương ước xã Yên Lập, tổng Hà Bắc, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên, lưu tại Viện Thông
               tin Khoa học xã hội.
   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264