Page 254 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 254
254 Ñòa chí Quaûng Yeân
Vào những ngày đầu năm, các dòng họ Tiên Công tổ chức lễ hội Tiên Công, gồm lễ “ra
cỗ họ” tại từ đường, lễ mừng thọ và lễ “rước thọ” rước các bậc cao niên 80, 90, 100 tuổi
của dòng họ lên miếu Tiên Công. Ngày mùng 3 Tết, các gia đình tổ chức lễ ra cỗ họ tại
từ đường. Ngày mùng 6, các gia đình có cụ Thượng thọ tiến hành lễ tế yết tại từ đường
dòng họ. Đến ngày mùng 7, các cụ Thượng thọ được con cháu và dòng họ rước lên miếu
Tiên Công làm lễ tế Tiên Công. Lễ hội Tiên Công được coi là ngày hội của các gia đình,
dòng họ, là dịp để con cháu trong dòng họ tề tựu, cùng nhau thể hiện lòng thành đối với
tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu trong gia đình, dòng họ
mạnh khỏe, bình an, làm ăn may mắn. Có thể nói lễ rước thọ là một nét đặc trưng riêng
biệt chỉ có trong văn hóa ở Quảng Yên và văn hóa dòng họ chính là nhân tố đóng vai
trò quan trọng để tạo nên sự đa dạng, đặc sắc đó. Nét đẹp trong văn hóa, sự cố kết, tính
cộng đồng bền chặt trong dòng họ trở thành một dấu ấn văn hóa đậm nét ở Quảng Yên.
Có thể thấy, dòng họ là thành tố đóng vai trò quan trọng trong bảo lưu văn hóa truyền
thống, góp phần củng cố quan hệ cộng đồng, họ tộc, làng xã, cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn
nhau trong công cuộc xây dựng và bảo tồn làng xã - đất nước. Theo thời gian, những giá
trị văn hóa tốt đẹp vẫn được các dòng họ gìn giữ và phát huy, góp phần đưa văn hóa dòng
họ trở thành cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa các dòng họ, gia đình với xóm làng.
Gia đình là tế bào tạo nên xã hội và là nhân tố quan trọng trong việc hình thành một
dòng họ. Gia đình được xây dựng dựa trên các mối quan hệ hôn nhân (vợ - chồng), huyết
thống (con cái - bố mẹ - ông bà) và có thể có cả quan hệ nuôi nấng, tình cảm nhưng
không cùng huyết thống (bố mẹ với con nuôi). Mỗi gia đình đều có quan hệ thân tộc, cha
con, anh em, họ hàng với nhau, đồng thời là thành viên của cộng đồng làng xã. Người
chủ gia đình là người đại diện, tham gia giải quyết các công việc ngoài phạm vi gia đình.
Gia đình ở Yên Hưng gồm hai dạng: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Gia đình lớn (hay
gia đình truyền thống) gồm nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà, còn gọi
là “tam, tứ, ngũ đại đồng đường”. Gia đình lớn là điều kiện để ông bà, cha mẹ truyền
dạy cho con cháu những giá trị tốt đẹp, lễ nghi, gia phong, gia lễ, gia đạo của gia tộc,
đồng thời là cơ hội để các thành viên trong gia đình có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống,
phụng dưỡng người già và dưỡng dục thế hệ trẻ.
Theo thời gian, gia đình lớn có xu hướng tách ra thành những gia đình nhỏ (hay gia
đình hạt nhân) chỉ gồm một cặp vợ chồng và con cái cùng sinh sống trong một ngôi nhà,
có ruộng đất và tài sản riêng. Trong gia đình, người đàn ông thường là chủ gia đình, là
chỗ dựa quan trọng của mọi thành viên, đồng thời là người có vai trò quyết định gần như
độc tôn đối với các hoạt động trong phạm vi ngoài gia đình.
Gia đình người Việt nói chung và gia đình ở Yên Hưng nói riêng đều có mối quan hệ
gắn bó mật thiết giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ là đấng sinh thành, nuôi dưỡng và
giáo dục con cái, phận làm con phải giữ trọn chữ hiếu với cha mẹ. Ngoài mối quan hệ
giữa cha mẹ và con cái, trong gia đình còn tồn tại các mối quan hệ khác như: giữa bố mẹ
chồng và con dâu, giữa ông bà với các cháu, giữa anh, chị, em, giữa gia đình và dòng họ.
Có thể thấy, dù là gia đình lớn hay gia đình nhỏ, các thành viên trong gia đình
vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống trong ứng xử, giao tiếp, biết kính trên
nhường dưới, yêu thương lẫn nhau, anh em thuận hòa, góp phần quan trọng trong việc