Page 251 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 251

Phaàn III: Heä thoáng chính trò    251



                  3. Tổ chức tự quản làng xã

                  3.1. Làng, xóm

                  Làng là từ dùng để chỉ đơn vị tụ cư truyền thống của người Việt ở nông thôn và một
               phần ở đô thị, có địa vực riêng (địa giới xác định), cấu trúc vật chất (đường làng, ngõ
               xóm, các công trình thờ cúng) riêng; cơ cấu tổ chức (các thiết chế), lệ tục, “tiếng làng”
               riêng (thể hiện ở âm hay giọng nói), tính cách riêng. Làng là cơ sở để Nhà nước phong
               kiến thiết lập đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã) . Những nét đặc trưng của làng xã như
                                                                (1)
               tổ chức sản xuất, tình làng nghĩa xóm, mái đình, cây đa, lễ hội, phong tục làng xã vẫn
               được bảo tồn cho đến ngày nay.

                  Huyện Yên Hưng có địa hình bãi bồi ven sông, ven biển là chủ yếu, do vậy lịch sử
               hình thành làng xã gắn liền với quá trình quai đê lấn biển, cải tạo đất bãi triều ven biển
               và đất bãi bồi ven sông thành đồng ruộng và làng xóm . Ở khu vực Hà Bắc, phương
                                                                           (2)
               thức khai canh lập làng bằng phát rừng ven sông, quai đê vùng bãi bồi của các thế hệ
               đi trước đã lập nên các làng như: làng Rừng, Quỳnh Lâu, Yên Trì, Khê Chanh, Bùi Xá,
               Khoái Lạc ... Trong buổi đầu, cư dân các làng thường sống ở ven rừng, gần sông, gần
                          (3)
               biển nên khi mở rộng diện tích đất canh tác và mở rộng địa bàn cư trú, người dân một
               mặt phải quai đê ngăn nước mặn để lập trại, mặt khác phải phát rừng làm nương . Ở
                                                                                                      (4)
               khu vực Hà Nam, phần lớn làng xóm được hình thành từ thế kỷ XV - XVI thông qua quá
               trình quai đê lấn biển của các vị Tiên Công và nhiều nhóm dân cư. Phương thức khai
               canh lập làng bằng quai đê lấn biển ở Yên Hưng được tiến hành dưới hai hình thức: khai
               canh tập thể và khai canh dưới hình thức thủ lĩnh chiêu tập người dân quai đê lấn biển.
               Khai canh tập thể là các vị Tiên Công cùng gia đình quai đê lấn biển lấy đất dựng xóm,
               lập làng, đất được chia đều cho các thành viên trong nhóm. 17 vị Tiên Công cùng gia

               đình lập nên xã Phong Lưu gồm 3 thôn: Phong Cốc, Cẩm La, Yên Đông (nay là phường
               Phong Cốc, xã Cẩm La và làng Yên Đông của phường Hải Yến). Đối với hình thức khai
               canh thủ lĩnh, các vị Tiên Công chiêu tập người và chỉ huy họ quai đê lấn biển, sau đó
               chia đều cho những người tham gia, như Tiên Công Hoàng Kim Bảng và Đồng Đức Hấn
               lập nên thôn Vị Dương, Tiên Công Đỗ Độ và Đào Bá Lệ lập nên làng Lương Quy (sau
               đổi thành xã Lưu Khê), Tiên Công Phạm Thanh Lảnh với làng Lái (sau đổi thành xã
               Vị Khê), làng Hải Triều (sau đổi thành xã Hải Yến) với Tiên Công Phạm Nhữ Lãm, xã
               Trung Bản với Tiên Công Hoàng Nông, Hoàng Nênh...

                  Cấp xã ở Yên Hưng có nét riêng biệt so với các nơi khác, dưới xã là xóm. Cương vực
               của xã tương đương với cương vực của làng hoặc thôn, người dân thường gọi xã là làng
               hoặc thôn như: làng Phong Cốc - xã Phong Cốc - thôn Phong Cốc, xã Phong Cốc có
               nhiều xóm ...
                          (5)
               (1)  Theo Bùi Xuân Đính: Bách khoa thư làng Việt cổ truyền, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 2021,
               tr.24-25.
               (2)  Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.29.
               (3)  Theo Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.29-30.
               (4)  Xem Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.29-30.
               (5)  Lê Đồng Sơn (Chủ biên): Văn hóa Yên Hưng - Lịch sử hình thành và phát triển, sđd, tr.319.
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256