Page 247 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 247
Phaàn III: Heä thoáng chính trò 247
tỉnh Hà Tây. Nhưng trại ở đây độc lập, không thuộc vào đơn vị xã nào hết, Trùm trưởng
trại có tộc biểu giúp việc, như vậy những trại này đã lớn. Nhưng những đơn vị này chưa
kể được là một đơn vị hành chính” . Sau khi phát triển thành xã, bộ máy chính quyền
(1)
nơi đây đã hoàn thiện với các chức Xã trưởng, Trưởng thôn.
Sau khi lật đổ ngôi Vua Lê, Mạc Đăng Dung lập ra vương triều Mạc, tiếp tục cai quản
đất nước. Tổ chức chính quyền địa phương được duy trì như cũ, gồm 13 đạo, địa bàn
tương ứng với 13 thừa tuyên triều Lê sơ. Dưới đạo là các cấp hành chính: phủ, huyện
(châu), tổng và xã. Trong hệ thống từ trên xuống dưới này, Triều Mạc đặt thêm cấp tổng,
là đơn vị hành chính trung gian giữa huyện và xã. Ở mỗi đạo, Triều Mạc vẫn đặt Tam
ty: Đô ty, Thừa ty và Hiến ty. Đứng đầu các ty này là các chức Đô tổng binh sứ, Thừa
chính sứ và Hiến sát sứ quản lý việc dân, binh, chính trong đạo.
Thời Lê - Trịnh, hệ thống tổ chức hành chính và chính quyền địa phương vẫn dựa vào
cách tổ chức cũ của vua Lê Thánh Tông . Các đạo đổi thành các trấn nhằm phân biệt
(2)
nội trấn với ngoại trấn. Đất nước được chia ra thành các: trấn, phủ, huyện, châu và xã.
Đứng đầu trấn có các cơ quan: Trấn ty, Thừa ty và Hiến ty. Trấn ty gần giống Đô ty triều
Lê Thánh Tông, có nhiệm vụ nắm giữ binh quyền, phụ trách tuần phòng ở địa phương,
quyền hạn đứng trên Thừa ty và Hiến ty. Quan lại đứng đầu Trấn ty là chức: Trấn thủ,
Đốc trấn hay Lưu thủ, thường là những võ quan cao cấp do triều đình bổ nhiệm. Thời
Bảo Thái (1720 - 1729), đặt thêm chức Tuần thủ ở các trấn, trực thuộc Trấn ty, có nhiệm
vụ đi tuần các nơi quan yếu. Đến giữa đời Vĩnh Hựu (1735 - 1740) lại đổi chức Lưu thủ,
Trấn thủ các trấn làm chức Đốc phủ. Ngoài ra, trong Trấn ty còn đặt các chức Đốc đồng
và Đốc thị, coi việc khám xét kiện cáo. Thừa ty, Hiến ty giống như triều Lê sơ, trông coi
việc hành chính và tư pháp trong trấn. Dưới trấn, bộ máy chính quyền không có sự thay
đổi nhiều, vẫn đặt các chức Tri phủ, Tri huyện, Tri châu và Xã trưởng.
Dưới thời Tây Sơn, các cấp tổ chức hành chính có sự thay đổi. Đứng đầu là các trấn
gồm có các phủ, mỗi phủ chia làm nhiều huyện, dưới huyện là tổng, đơn vị thấp nhất là
xã và thôn. Quan lại đứng đầu trấn có Trấn thủ (quan võ) và Hiệp trấn (quan văn). Ở
mỗi trấn, ngoài một viên Trấn thủ, một viên Hiệp trấn còn có thêm một viên Tham trấn
giúp việc. Mỗi huyện có hai chức quan đứng đầu là Phân tri và Phân xuất, dưới có thêm
hai viên Tả quản lý và Hữu quản lý chuyên trưng thu binh lương và xử lý các việc kiện
cáo. Ở tổng có chức Thôn trưởng phụ trách việc hành chính .
(3)
2. Từ thế kỷ XIX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, vua Gia Long vẫn tiếp tục duy trì đơn vị trấn
từ thời Lê ở Bắc thành. Bắc thành được chia làm 11 trấn, trong đó có 5 trấn nội và 6 trấn
ngoại, đứng đầu là tổng trấn Bắc Thành. Mỗi trấn đều đặt chức Trấn thủ, Hiệp trấn,
Tham hiệp. Nguyễn Hữu Đạo, Nguyễn Viết Cơ, Nguyễn Văn Kim là các Trấn thủ, Hiệp
trấn, Tham hiệp đầu tiên của trấn Yên Quảng. Tổ chức quản lý ở các trấn của Bắc Thành
(1) Huy Vu, Trần Lâm: “Thông báo về cuộc điều tra nghiên cứu các làng xã thuộc khu Hà Nam huyện
Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên”, Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1977, tr.369.
(2) Xem Trần Thị Vinh (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, tập 4, sđd, tr.84.
(3) Xem Trần Thị Vinh (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, tập 4, sđd, tr.408.