Page 245 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 245
Phaàn III: Heä thoáng chính trò 245
tri huyện, về đời Lý, đời Trần chưa rõ. Đến Trần Thuận Tông [1388] mới đặt lệnh úy,
chủ bạ, coi giữ các việc tiền thóc gạo, kiện cáo trong huyện” . Đại Việt sử ký toàn thư
(1)
cho biết, năm 1397, Hồ Quý Ly mới quy định rõ: “Huyện đặt chức Lệnh úy và Chủ bạ để
cai trị” . Vì vậy, theo Cơ cấu hành chính và tổ chức quản lý địa phương thời Lý - Trần
(2)
(thế kỷ XI - XIV): “Thời Trần cho đến trước thời điểm năm 1397, các nguồn tư liệu không
cho biết chức quan đứng đầu cấp huyện, cũng như cấp hương và giáp là gì. Nhưng nếu
vẫn giữ nguyên như thời Lý thì đó là các chức Huyện lệnh (cấp huyện), Quản giáp và
Chủ đô (cấp giáp)” . Cấp xã có chức Đại tư xã (còn gọi là Đại toát) phải từ Ngũ phẩm trở
(3)
lên, Tiểu tư xã (còn gọi là Tiểu toát) phải từ Lục phẩm trở xuống, hoặc có người kiêm 2,
3, 4 xã, cùng xã chính, xã sử, xã giám, gọi là xã quan. Ở trại Yên Hưng, sau chiến thắng
Bạch Đằng năm 1288, nơi đây được Nhà Trần chú ý hơn, đổi thành lộ An Bang.
Năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly chia bộ máy chính quyền
địa phương thành 4 cấp: đứng đầu là cấp lộ, đặt chức An phủ sứ và Phó sứ; dưới lộ là
cấp phủ, đặt chức Trấn phủ sứ và Phó sứ; dưới phủ là cấp châu, đặt chức Thông phán,
Thiêm phán; dưới châu là cấp huyện, đặt chức Lệnh úy và Chủ bạ. Chức Đại tư xã, Tiểu
tư xã và chính quyền cấp xã trước đó bị bãi bỏ, nhưng chức Quản giáp vẫn được giữ theo
quy chế cũ. Ngoài ra, Hồ Quý Ly còn cho đặt các phủ Đô đốc, Đô hộ, Đô thống, Tổng quản
và Ty Thái thú để phong cho những người thân thích, trong đó có vùng đất Quảng Yên
ngày nay thuộc sự quản lý của Hành Tân An phủ lộ thái thú Hà Đức Lân .
(4)
Năm 1407, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của Nhà Hồ thất
bại, Nhà Minh đổi Đại Việt thành quận Giao Chỉ. Giống như tổ chức chính quyền các
địa phương ở Trung Quốc, tổ chức chính quyền ở Giao Chỉ có 3 ty, lệ thuộc trực tiếp
vào triều đình Nhà Minh, gồm: Đô ty, Bố chính, Án sát ty. Bộ máy hành chính cấp địa
phương được tăng cường, đặc biệt là ở các làng xã. Năm 1419, Nhà Minh tiến hành tổ
chức lại hệ thống xã thôn ở nước ta thành “lý” và “giáp” như xã thôn ở Trung Quốc: cứ
110 hộ lập thành một lý, do Lý trưởng đứng đầu; dưới lý là các giáp, mỗi giáp gồm 10 hộ
do một Giáp thủ đứng đầu. Các chức Lý trưởng và Giáp thủ có nhiệm vụ thu thuế cho
chính quyền đô hộ.
Năm 1428, vua Lê Thái Tổ chia cả nước thành 5 đạo, vùng đất Quảng Yên thuộc trấn
An Bang, Đông đạo. Về tổ chức bộ máy hành chính, đứng đầu mỗi đạo có chức Hành
khiển và Tổng quản. Hành khiển trông coi các mặt quân, dân, chính và tư pháp. Tổng
quản phụ trách việc chỉ huy các vệ quân trong đạo. Dưới đạo có các đơn vị hành chính
nhỏ hơn như trấn, lộ rồi đến phủ, huyện, châu. Mỗi đơn vị hành chính đều có các chức
chính quyền tương đương, như: trấn có chức Trấn phủ sứ, Tuyên phủ sứ; lộ có các chức
An phủ sứ, Tổng quản, Đồng tri, Tri phủ, Đồng tri phủ; huyện có Chuyển vận sứ; châu
có Phòng ngự sứ, Chiêu thảo sứ... Đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã, đặt chức Xã quan.
(1) Theo Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, sđd, tr.70.
(2) Theo Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, sđd, tr.192.
(3) Theo Phạm Đức Anh: Cơ cấu hành chính và tổ chức quản lý địa phương thời Lý - Trần (thế kỷ XI -
XIV), sđd, tr.220.
(4) Xem Tạ Ngọc Liễn (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập 3, sđd, tr.36.