Page 242 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 242

242    Ñòa chí Quaûng Yeân



                  Thời Tây Hán, nước Âu Lạc được chia làm 3 quận thuộc châu Giao Chỉ (Giao Châu).
               Đứng đầu châu là Thứ sử, phụ trách toàn bộ công việc của các quận. Mỗi quận đứng
               đầu là 1 viên Thái thú và 1 viên Đô úy, phụ trách về dân sự và quân sự. Dưới quận là
               huyện. Trong thời kỳ này, mặc dù trên danh nghĩa chính quyền đô hộ đã đặt ra chế độ
               quận, huyện để thống trị nước ta, song trên thực tế từ cấp huyện trở xuống, Nhà Hán
               vẫn duy trì chế độ Lạc hầu, Lạc tướng, Bồ chính... để cai quản người dân. Sự thay đổi
               chỉ là hình thức ở chỗ, các bộ lạc được đổi thành huyện, các Lạc tướng được mang danh
               Huyện lệnh với “ấn đồng tua xanh”.

                  Thời Đông Hán, sau khi lật đổ chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng, Mã Viện tiến
               hành một số cải cách về chính trị. Quyền lực ở Giao Châu vẫn do một viên Thứ sử đứng
               đầu. Giúp việc cho Thứ sử có quan lại tòng sự. Đứng đầu quận là một viên Thái thú,
               kiêm cả việc chính quyền và quân sự. Bên cạnh Thái thú có các quan chuyên trách trông
               coi các mặt về kinh tế và xã hội như Thiết quan (trông coi việc về kim khí như khai thác
               hoặc chế tạo công cụ đồng, sắt), Công quan (trông coi các công việc về thủ công nghiệp),
               hay Thủy quan (trông coi các nghề thủy sản). Ở cấp huyện, danh hiệu Lạc tướng bị xóa
               bỏ hoàn toàn, chế độ Huyện lệnh bị bãi bỏ, thay vào đó là chức Lệnh trưởng do quan lại
               người Trung Hoa được triều đình phương Bắc bổ nhiệm, rất ít người Việt được sử dụng.
               Chức Đô úy chuyên coi việc quân sự cũng bị bãi bỏ. Như vậy, chính quyền đô hộ ở giai
               đoạn này không chỉ dừng lại ở cấp quận như trước kia mà đã với tới cấp huyện.

                  Từ thời Đông Hán đến Lục triều (Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần), Giao Châu đối
               với các triều đại phong kiến phương Bắc chỉ là miền “ngoại địa”, bị ràng buộc yếu ớt bởi
               chính quyền Trung ương. Sự lỏng lẻo trong quan hệ với chính quyền Giao Châu khiến
               tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn bởi sự tranh giành quyền lực giữa các Thái
               thú đã có thế lực với các Thứ sử do triều đình cử đến. Tình trạng tranh chấp quyền lực
               này dẫn đến việc chính quyền đô hộ nhiều khi phải chấp nhận trao quyền cai quản cho
               những kẻ mạnh nhất. Hơn nữa, các Thứ sử ở Giao Châu có toàn quyền cai quản theo
               chế độ cát cứ .
                             (1)
                  Đến thời Nhà Tùy, đơn vị hành chính được chia thành các quận. Năm 618, Nhà
               Đường lật đổ Nhà Tùy, chia đất Giao Châu làm 12 châu, 59 huyện, các châu đều đặt
               chức Thứ sử. Trong giai đoạn này, Nhà Đường đã mở rộng sự cai trị xuống bên dưới cấp
               huyện. Bên dưới huyện là hương, được chia thành đại hương và tiểu hương. Tiểu hương
               từ 70 đến 150 hộ, đại hương từ 150 đến 540 hộ. Dưới hương là xã. Tiểu xã từ 10 đến 30
               hộ, đại xã từ 40 đến 60 hộ. Đối với những vùng thượng du, Nhà Đường đặt ra các châu
               cơ mi (ràng buộc lỏng lẻo). Năm 679, Nhà Đường đổi Giao Châu làm An Nam Đô hộ phủ
               để khống chế nước ta và các nước phương Nam. An Nam Đô hộ phủ là một tổ chức chính
               quyền, mà quyền hạn rất lớn; lúc đầu phụ thuộc vào chính quyền Trung ương, nhưng
               sau phụ thuộc vào Tiết độ sứ Lĩnh Nam (trị sở Quảng Châu) được đặt vào năm 757 . Về
                                                                                                     (2)
               chức vụ và trách nhiệm của An Nam Đô hộ phủ: Thống quán các phiên, gồm các việc vỗ
               về, đánh dẹp, thưởng công, phạt tội, quyết định chung các việc trong phủ.


               (1)  Xem Vũ Duy Mền (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập 1, sđd, tr.238-239.
               (2)  Xem Vũ Duy Mền (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập 1, sđd, tr.351.
   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247