Page 244 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 244
244 Ñòa chí Quaûng Yeân
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ chia đất nước thành 24 lộ. Đứng đầu tổ chức chính quyền
địa phương là cấp phủ, lộ (ở đồng bằng) và châu hay trại (ở vùng xa kinh đô hoặc miền
núi). Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Quan lại đứng đầu cấp phủ là Tri phủ, Phán
phủ . Tuy nhiên, trong sử liệu đa phần chép là “Thủ/Phán... (địa danh) phủ”, như: Thủ
(1)
Thanh Hóa phủ, Phán Phú Lương phủ ... Đứng đầu cấp châu là Tri châu. Những châu
(2)
xa (biên giới) đặt chức Quan mục. Chức quan đứng đầu cấp lộ chưa được đặt, mà giao
cho các đại thần trong triều trông coi, giống trường hợp ở một số phủ, châu . Dưới phủ,
(3)
lộ, châu là cấp huyện hoặc hương, giáp và cuối cùng là thôn. Cấp hành chính thứ hai,
các nguồn tài liệu ghi chép về chức quan ở cấp này chỉ có huyện và giáp, không tìm thấy
được chức quan đứng đầu hương . Đối với huyện, đặt chức Huyện lệnh. Chức quan
(4)
quản lý cấp giáp là Quản giáp và Chủ đô. Bên cạnh việc thiết lập các đơn vị hành chính
cấp cơ sở, Nhà Lý cũng chấp nhận sự tồn tại song hành của cấp hành chính tương đương
khác là cấp thôn/xã.
Năm 1147, vua Lý Anh Tông cho dựng hành dinh trại Yên Hưng, tức vùng đất Quảng
Yên ngày nay. Tuy nhiên, quy mô của trại Yên Hưng không thể tương đương với các đơn
vị hành chính các lộ, phủ giống như các vùng châu Hoan, châu Ái, nhưng cũng không
chỉ như một xóm nhỏ của một đơn vị thôn làng đang hình thành sau này. Dựa trên các
ghi chép trong lịch sử đã nhiều lần nhắc đến tên trại Yên Hưng như: vùng đất này từng
được vua Trần Thái Tông cắt ban cho An Sinh vương Trần Liễu (cha đẻ của Trần Hưng
Đạo) vào năm 1237; hay một vùng làng quê trù phú, một cứ điểm mạnh trấn giữ vùng
quan ải Bạch Đằng mà sau khi không đón được thuyền lương của Trương Văn Hổ, Ô Mã
Nhi đã đánh vào trại Yên Hưng vừa để cướp lương thảo về nuôi đội quân đang chết đói ở
Vạn Kiếp, vừa triệt phá một cơ sở quân sự trọng yếu của Nhà Trần. Nhà sử học Nguyễn
Quang Ngọc cho rằng: “Trại Yên Hưng tuy không lớn như một đơn vị hành chính ngang
với cấp phủ, lộ, nhưng cũng không phải là đơn vị hành chính cấp cơ sở, mà chỉ là tập
hợp một số các đơn vị cư trú cả dân sự và quân sự ở khu vực tương đương với các xã Yên
Hưng, Quỳnh Lâu tổng Hà Bắc trước đây” .
(5)
Thời Nhà Trần, hệ thống chính quyền địa phương được tổ chức như sau: đứng đầu
là lộ (hay phủ), bên dưới là hương/giáp/huyện rồi đến cấp xã/thôn. Ban đầu, chức quan
đứng đầu cấp lộ là An phủ sứ và An phủ phó sứ hoặc Trấn phủ sứ, Trấn phủ phó sứ
được đặt vào năm 1242. Đến năm 1244, chức này đổi thành Tri phủ, Thông phán. Với
cấp chính quyền giáp - hương , quân lính được gọi là “hương binh” thổ hào; bô lão ở các
(6)
hương gọi là “hương lão”. Đối với huyện, theo Lịch triều hiến chương loại chí chép: “Chức
(1) Xem Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr.528.
(2) Theo Phạm Đức Anh: Cơ cấu hành chính và tổ chức quản lý địa phương thời Lý - Trần (thế kỷ XI -
XIV), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.108-109.
(3) Theo Phạm Đức Anh: Cơ cấu hành chính và tổ chức quản lý địa phương thời Lý - Trần (thế kỷ XI -
XIV), sđd, tr.107-108.
(4) Theo Phạm Đức Anh: Cơ cấu hành chính và tổ chức quản lý địa phương thời Lý - Trần (thế kỷ XI -
XIV), sđd, tr.115.
(5) Xem Nguyễn Quang Ngọc: “Vua Lý Anh Tông, chiến lược biển và hành dinh trại Yên Hưng”, tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử, tlđd, tr.5.
(6) Cấp chính quyền giáp - hương tồn tại khá phổ biến ở thời Trần. Đầu thời Trần gọi là giáp, đến năm
1297, Nhà Trần đổi giáp thành hương.