Page 243 - Trinh bay Dia chi Quang Yen (Ver-2020 online)
P. 243
Phaàn III: Heä thoáng chính trò 243
Trải qua 1.000 năm Bắc thuộc, các chính quyền phong kiến phương Bắc luôn tìm mọi
cách vươn xuống tận cơ sở nhằm phục vụ cho mưu đồ thống trị, đồng hóa và đạt được kết
quả nhất định, song vẫn chưa thể kiểm soát các làng xã. Các làng xã vẫn thuộc quyền
quản lý của người Việt, không ngừng được bảo tồn, củng cố và trở thành những pháo đài
chống Bắc thuộc trong đấu tranh giành độc lập tự chủ.
1.3. Thời kỳ độc lập tự chủ (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII)
Năm 905, Khúc Thừa Dụ cùng nhân dân khởi nghĩa, lật đổ chế độ cai trị của Nhà
Đường, đưa quyền tự chủ về tay nhân dân. Sau khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo thay
cha nắm quyền, thi hành một số chính sách về chính trị, kinh tế và xã hội. Khúc Hạo đã
chia lại các khu vực hành chính, thay toàn bộ các châu, huyện do Nhà Đường đặt trước
đây thành những đơn vị hành chính mới, gồm có: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Tại đơn vị cấp
cơ sở là giáp và xã, có các chức quan làm nhiệm vụ quản lý hộ tịch, thu thuế và điều
binh dịch. Mỗi giáp đều đặt chức Quản giáp (Giáp trưởng) và Phó tri giáp. Ở xã thì đặt
ra chức Lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng. Năm 931, sau khi đánh bại cuộc xâm lược của
quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ nắm quyền Tiết độ sứ. Tổ chức chính quyền không
có sự thay đổi.
Năm 939, sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương, không dùng danh
hiệu Tiết độ sứ do chính quyền đô hộ áp đặt như họ Khúc, họ Dương. Lúc này, Tiền Ngô
vương có uy quyền cao nhất cùng trăm quan do Ngô vương đặt ra là đội ngũ chủ chốt
giúp việc triều đình. Dưới triều đình Trung ương là các đơn vị cấp cơ sở. Bộ máy chính
quyền cấp cơ sở thời Ngô như thế nào cũng không thấy sử sách ghi lại.
Năm 974, vua Đinh Tiên Hoàng chia đất nước làm 10 đạo. Hệ thống chính quyền địa
phương thời Đinh gồm nhiều cấp. Cao nhất là đạo, dưới đạo là cấp phủ, dưới phủ là châu
và cuối cùng là giáp, xã được đặt từ thời họ Khúc. Đến nay vẫn chưa tìm thấy tư liệu nào
ghi chép về tổ chức các đạo cũng như cương vực của nó. Nhưng từ những ghi chép về các
châu thời Đường như: Phong Châu, Ái Châu, Hoan Châu, Trường Châu, Diễn Châu...
và thời gian tồn tại của đạo chỉ có 28 năm (đến năm 1002, nhà Tiền Lê đổi đạo thành
lộ, phủ, châu), nên có thể hiểu rằng các đạo thời Đinh được xây dựng trên các châu thời
Đường . Quan lại đứng đầu các cấp chính quyền địa phương cũng không được sử sách
(1)
ghi chép, có lẽ cấp đạo thì do Nhà nước cắt cử người về quản giữ. Còn cấp phủ, châu có
thể vẫn do các thổ hào được Nhà nước ủy thác cai quản. Còn giáp và xã có Quản giáp,
Phó tri giáp, Chánh lệnh trưởng, Tá lệnh trưởng đứng đầu như từ thời họ Khúc.
Năm 1002, vua Lê Đại Hành tiến hành đổi các đơn vị hành chính trong cả nước, đổi
10 đạo từ thời Đinh thành các lộ, phủ, châu. Ngoài ra, một số địa danh còn được gọi là
trấn. Đến nay, chúng ta chưa thể biết rõ cương vực, diên cách và quy mô tổ chức bộ máy
chính quyền các cấp hành chính trong giai đoạn này. Nhưng qua các ghi chép cho thấy,
vào thời Tiền Lê, bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã được
xác lập, thể hiện chức năng quản lý của chính quyền nhà nước ở Trung ương đối với địa
phương là lộ, phủ, châu .
(2)
(1) Xem Trần Thị Vinh (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr.83.
(2) Xem Trần Thị Vinh (Chủ biên): Lịch sử Việt Nam, tập 2, sđd, tr.118.