Page 314 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 314
- Chùa Cổ Trai: Ở xã Cổ Trai, huyện Minh Linh (tức Vĩnh
Linh), tức quê hương của Hiếu Khang hoàng hậu bản triều.
Sau khi hoàng hậu mất, người trong xã lập miếu thờ. Năm
Minh Mệnh thứ 5 đổi làm chùa Phật.
Điểm cần lưu ý ở đây là sách Đại Nam Nhất Thống Chí
đã có đoạn kể lại bản chất thật thà, chí thú làm ăn của người
dân xứ Quảng mình vào các thế kỷ trước và những phong tục,
tập quán của cha ông chúng ta vào thời xa xưa ấy như sau:
“Đất đứng đầu về mọi cái tốt, phong khí ngày một mở mang,
quê kệch biến thành văn minh, đoàn tụ gây nên thân mật; nhân dân
đông đúc, tập tục thuần hậu, sĩ phu chăm học hành, dân thứ siêng
cấy, dệt, kỹ nghệ tinh khéo, văn vật sáng tươi. Việc cưới, việc tang
phỏng theo Chu Văn Công Gia Lễ; tiết Nguyên Đán, trai gái đều ăn
mặc đẹp, trước hết đến bái yết từ đường, sau mừng tuổi người gia
trưởng; trong ba ngày Tết, bạn bè đi lại chúc mừng lẫn nhau; tiết
Đoan Ngọ, dùng bánh ú và dưa hấu cúng tổ tiên; dùng cây ngải Tết
thành hình con hổ treo ở cửa nhà, hái lá làm chè, gọi là “mùng năm”;
tháng 7, đốt đề mã cúng tổ tiên; ngày Trừ Tịch trông nêu treo đèn
đốt pháo, ngày mồng 7 tháng Giêng hạ nêu.
Làng nào cũng có đình, tế lễ vào mùa xuân, mùa thu. Ngày rằm
các tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mười gọi là “tam nguyên”
(15), các nhà đều cúng tổ, phong tục cũng gần giống thời cổ.
Đạo Quảng Trị, những nơi ven núi, đất phần nhiều cứng rắn,
những nơi gắn biển đất lẫn phù sa. Tập tục tằn tiện, ít xa hoa.
Phong tục lễ tiết, nhà sĩ phụ cũng gần giống như Thừa Thiên, duy
bọn cường hào phần nhiều võ đoán ở làng xóm, hay điêu toa, kiện
cáo. Dân thứ thì chăn tằm, dệt cửi, siêng năng nghề nghiệp, không
ưa trí xảo. Đầu mùa xuân mời thầy cầu đảo, gọi là cúng thân thổ
địa. Giữa năm họp cả xã tế thân, tất phải tế cả vị tổ khai canh không
quên gốc rễ, cũng là phong tục thuần hậu vậy. Còn như người thổ
ở 9 châu, tập tục chất phác quê mùa, tính tình thuần hậu, cũng dễ
cai trị” (16).
Xin nhắc lại ở đây một câu chuyện kể của Linh Mục
Cadière thuộc dòng Thừa Sai Ba Lê trong bài “La Misson de
Hué” (Giáo Phận Huế), đăng trong tạp chí Hội Truyền Giáo
Ba Lê năm 1911 nói về tính tình của người dân Quảng Trị như
sau:
“Tôi nhớ ngày trước tôi có gặp một người Pháp, làm cai đường
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 313