Page 311 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 311

Định, bến đò bị cạn, dời đến bến Ngô Xá về phía Bắc đến chợ
           Kim Đậu huyện Gio Linh thì đỗ. Năm Minh Mệnh thứ 11 đổi
           tên hiện nay.:
               - Bến Cổ Thành: Ở huyện Đăng Xương, phía Đông bến có
           dinh cũ, nay còn nền cũ; phía Tây có đền Linh Thổ phu nhân.
               - Bến Trà Bát: Ở huyện Đăng Xương phía Tây, bến của
           phủ cũ Toàn Thắng, nền cũ vẫn còn. Tương truyền, hổi đầu
           bản triều quân Trịnh vào lấn, Thần Tông thân đem đại binh
           đóng ở xã Trung Chỉ, có một bà già đem dâng đậu đỏ, chúa
           thượng hỏi rằng: “Quân ta đánh giặc liệu có thắng không?”. Bà già
           thưa rằng: “Mười phần hẳn được”. Chúa thượng khen thưởng
           và gọi tên trại là “Toàn Thắng”. Có thuyết nói: Thị Thắng,
           người xã Lập Thạch, biết dò xét hư thực của quân Trịnh, đến
           báo cho quan quân, nhân giặc không phòng bị ập đến đánh,
           quân Trịnh thua to, nhân gọi là trại “Toàn Thắng”.
               - Bến Giang Nghiễn: Ở bờ sông phía Tây thuộc huyện
           Đăng Xương, cát trắng nổi cồn, nước sông trong mát, tục gọi
           “cồn cờ bãi cát” tức là chỗ này. Lại có bến Xuân An, cũng ở địa
           phận huyện này.
               - Bến Dã Độ: Ở huyện Đăng Xương, sông rộng 100 dặm,
           sâu 2 trượng 5 thước, sóng gió đữ đội, thuyền đi sông phải
           phòng. Trong huyện lại có các bến An Lạc, Đông Hà, Thượng
           Đô, đều là những chỗ thuyền bè qua lại.
               - Bến Tiên An: Ở phía Tây huyện Minh Linh, có nền phủ
           cũ. Tương truyền hồi đầu bản triểu lập phủ ở đây, bến sông
           trước phủ có trồng một dãy mấy chục cây xoài, cành lá che
           rợp đường. Trong huyện lại có các bến Minh Lương, Cổ Trai,
           Tùng Luật.
               - Bến Cam Lộ: Ở huyện Thành Hóa.
               Nhân vật chí cũng là  đề mục quan trọng mà sách  Đại
           Nam Nhất Thống Chí đã để cập đến. Nhiều nhân vật tiếng
           tăm thuộc gốc gác Quảng Trị đã được nhắc đến (từ trang 240-
           245) mà chúng tôi đã ghi lại một số vị có tên tuổi ở phần trước.
               Về đình chùa miếu vũ, sách Đại Nam Nhất Thống Chí đã
           nhắc đến Quảng Trị có chín đền thờ tại các huyện và 4 chùa
           lớn vào thời ấy (15). Xin ghi lại một số đền thờ và chùa tiêu
           biểu:
               - Đền Trảu Trảu Phu Nhân: Ở xã Ái Tử, huyện Đăng


           310 - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - Lê Đình Cai
   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315   316