Page 312 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 312

Xương, thờ thần Qua Qua linh thổ phổ trạch tướng hựu phu
          nhân. Hồi xưa, Thái tổ ra trấn thủ Thuận Hóa, tướng Mạc là
          Lập Bạo đem quân vào lấn, chúa Thượng thân đi đánh, đóng
          quân ở bến sông Ái Tử, nghe có tiếng “trảu trảu”, chúa Thượng
          lấy làm lạ, đứng dậy nhìn, thì chỉ thấy làn sóng ào ào mà thôi,
          nhân lẩm nhẩm khấn rằng: “Thần sông có thiêng, nên giúp ta
          đánh tan quân giặc”.
               Đêm hôm  ấy, mộng thấy một người  đàn bà  đến trước
          mặt, xin dùng “mỹ kế”, phải chăng là kế mỹ nhân? Bèn sai
          nàng hầu là Ngô Thị đi dụ Lập Bạo, giả vờ mời Lập Bạo đến
          hội thề để giảng hòa. Lập Bạo mê nhan sắc Ngô Thị liền đi.
          Chúa Thượng nhân đặt phục binh bắt giết Lập Bao. Sau khi
          xong việc, bèn lập đền thờ thần ở đấy. Năm Thiệu Trị thứ 2.
          khi đi Bắc tuần, nhà vua có làm thơ ghi lại sự tích.
               - Đền Giám Sát Tư Mã: Ở xã Như Lệ, huyện Hải Lăng
          thờ thần Giám Sát Tư Mã. Tương truyền đời trước có quan tư
          mã đánh giặc, bị giặc đâm, cưỡi ngựa chạy đến đây thì chết,
          sau hiển linh, dân địa phương lập đền thờ, có lệ quốc tế.
               - Hai Đền Đơn Duệ: Ở bên cạnh thành cổ xã Đơn Duệ,
          huyện Minh Linh, thờ hai tước vương đời Trần là Chiêu Văn
          Vương Trần Nhật Duật và Huệ Vũ Vương Trần Quốc Điền.
          Tương truyền hai vương đều theo vua Trần Anh Tông đi đánh
          Chiêm Thành. Khi thắng trận, các tướng đều tranh nhau cướp
          bóc, duy hai vương ngăn cấm quân sĩ không xâm phạm mảy
          may của dân, lại chiêu tập phủ dụ những dân phiêu lưu trở
          về làm ăn như cũ. Sau khi mất, dân địa phương tưởng nhớ
          ơn đức lập hai đền tranh để thờ. Đến đời Lê, vua Thánh Tông
          đi đánh Chiêm Thành, đóng quân ở đây, đêm mộng thấy hai
          vương đến xin giúp sức. Khi tỉnh giấc, nhà vua cho triệu phụ
          lão đến hỏi thấy giống hệt trong mộng. Khi thắng trận kéo
          quân về, nhà vua sai sửa lại đền thờ.
               - Đền Quế Nương: Ở phía Nam động Tam Thạch, huyện
          Thành Hóa. Tương truyền thần là người phường Ba Lăng, họ
          Hồ tên tự là Quế Nương, tính thích hương hoa, năm l7 tuổi
          nhiều người dạm hỏi đều không nhận, một hôm đi một mình
          vào trong động, người nhà đi tìm không thấy đâu cả, tìm đến
          trên động thì thấy có một giếng đá nước rất sâu và thấy áo của
          Quế Nương để đấy, cất tiếng gọi vẫn không thấy. Sau đó phụ


                          Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 311
   307   308   309   310   311   312   313   314   315   316   317