Page 66 - Kỷ yếu 45 năm
P. 66
H HO OÀ ÀI I N NI IỆ ỆM M
Những cơn gió heo mây lại về, những chiếc lá vàng lại rơi. Sau một ngày
làm việc cùng các em nhỏ làm lòng tôi nhƣ chùng lại. Đối với mỗi ngƣời ai cũng
có những hoài niệm riêng của mình nhƣng với tôi chính những hoài niệm đó đã
tạo duyên cơ để tôi gắn bó với nơi này, ngôi nhà thứ 2 của tôi, “Bệnh viện Tâm
thần Đà Nẵng”.
Hơn 30 năm rồi! Đúng vậy, đã hơn 30 năm, năm tôi chỉ còn là con bé con
ngơ ngác đƣợc Mẹ nắm tay dắt đến bệnh viện trong những ngày lễ thiếu nhi, đó
cũng là những kỷ niệm tuổi thơ mà tôi may mắn có đƣợc. Cảnh vật xƣa không
còn nữa nhƣng cảm xúc lúc bấy giờ ngọt ngào yêu thƣơng làm sao khi mà
những hình ảnh xƣa lại hiện về đầy yêu thƣơng và kính phục. Cái thời mà tôi
nghe ngƣời ta thƣờng nói “thời bao cấp”. Ôi! Không có bút mực nào diễn tả hết
nỗi khó khăn mà mọi ngƣời phải vƣợt qua trong cuộc sống, trong đó có Mẹ tôi
và các cô, chú đồng nghiệp của Mẹ.
Đối với một số ngƣời cảm xúc ban đầu khi thấy ngƣời bệnh tâm thần có thể
sợ hãi, khinh thƣờng … nhƣng tôi thì vẫn không khi nào quên đƣợc cảm xúc
thƣơng cảm khi lần đầu tiên nhìn thấy những ngƣời không may mắn này. Chăm
sóc ngƣời bệnh là một công việc cao cả, tuyệt vời mà chăm sóc ngƣời bệnh tâm
thần lại là một công việc rất khó khăn và nguy hiểm không sao kể hết. Đó chính
là những điểm nỗi bật không bao giờ phai màu trong ký ức tôi. Ngoài những lúc
đƣợc tận mắt chứng kiến công việc mà Mẹ và các cô chú làm, tôi còn đƣợc nghe
kể lại …. Lúc đó tôi nghĩ để chăm sóc ngƣời bệnh thật tốt họ phải là những con
ngƣời thật có Tâm, một tình thƣơng yêu thật sự. Ngƣời bệnh lên cơn la hét, chửi
bới, vứt đồ bẩn, phun nƣớc bọt vào mặt trong lúc chăm sóc cho họ, thậm chí họ
còn đánh nhân viên vì trong lúc hoang tƣởng họ cho rằng trƣớc mặt họ là quái
vật, là kẻ thù …. Ấy vậy mà các cô chú nhân viên vẫn luôn nhẹ nhàng, mỉm
cƣời, dỗ dành nhƣ con trẻ. Tôi thật sự rất khâm phục, kính nể!!! Và nhƣ một
dòng chảy yêu thƣơng tràn ngập ngƣời tôi, yêu thƣơng những số phận không
may mắn bị mắc phải căn bệnh này, ƣớc gì tôi có thể đƣợc chung tay cùng mẹ và
các cô chú trong lĩnh vực này để chăm sóc cho họ. Và nữa khi đêm về, những
phiên trực dƣờng nhƣ không ngủ đƣợc, bởi vừa trực ngƣời bệnh vừa phải trực
cổng, khi mà cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn, chỉ có những chiếc đèn dầu AB
thắp sáng mỗi đêm, khi đông về ngƣời bệnh nằm co ro ngủ vì không đủ chăn để
đắp, có khi nữa đêm ngƣời bệnh lại tỉnh dậy trong những cơn la hét, khóc cƣời
làm mọi ngƣời không sao chợp mắt đƣợc. Rồi bác sĩ, y tá trong ánh sáng lập loè
thăm bệnh, xử trí thuốc với những chiếc áo blouse trắng thơ ngây tôi tƣởng
tƣợng đó là những vị tiên giáng trần. Và tất cả những công việc thầm lặng,
những tình yêu thƣơng đều đã đƣợc thể hiện ở nơi này.
Nhƣ một lời ƣớc xƣa, một ƣớc nguyện thành tâm, bằng một tấm lòng yêu
thƣơng ngƣời bệnh, bởi sự khó khăn mà Mẹ tôi đã chọn, muốn chia sẻ với Mẹ
nỗi nhọc nhằn và tiếp nối công việc xoa dịu nỗi đau của ngƣời bệnh, tôi đã cố
gắng học tập và đã đƣợc đứng trong hàng ngũ y tế.
30 năm trôi qua nhƣ một giấc mơ, tôi lại ngồi đây nghĩ về dĩ vãng, những
kỷ niệm năm nào. Với căn phòng đƣợc lắp điều hoà, cơ sở vật chất cũng nhƣ