Page 61 - Kỷ yếu 45 năm
P. 61
KỶ NIỆM Ở TRUNG MANG – DỐC KIỀN
Năm 1975 là thanh niên mới 28 tuổi,chƣa có gia đình, hòa chung với phong
trào lao động sản xuất,tôi tình nguyện tham gia công tác chăm sóc sức khỏe cho
gần 400 công nhân xây dựng đập thủy lợi Hố Chình, vùng B Huyện Đại Lộc.
Hơn 4 tháng làm việc tại đây với bao kỷ niệm vui buồn, nhớ những lần đi cấp
cứu,đở đẻ cho dân trong vùng mới về định cƣ trăm bề thiếu thốn những lúc đánh
cá, bắt ốc, hái rau để cải thiện bữù trên mảnh đất đìu hiu, khô cằn tình yêu vẫn
nảy mầm, nhớ những nụ hôn vụng trộm, những đêm hẹn nhau đi tắm, dội cho
nhau những gàu nƣớc giếng mát lạnh, dƣới ánh trăng hình ảnh ngƣời con gái hòa
cùng ánh trăng của núi rừng tạo thành bức tranh lõa thể tuyệt vời. Trong khung
cảnh đó lời bài hát :’’ Chỉ hai đứa mình thôi nhé, đừng cho trăng núp bên hè, chỉ
hai đứa mình thôi nhé, đừng cho lá rừng nghe..” Nghe nhƣ văng vẳng đâu đây.
Công trình đập thủy lợi hoàn thành đúng tiến độ để chào mừng Quốc Khánh
02-09-1975. Sau buổi liên hoan đầy tình nghĩa tất cả chia tay nhau về lại Đà
Nẵng, mỗi ngƣời theo đuuổi một công việc riêng. Ng ơi ! em có còn nhớ những
ngày tháng đó không? Tình yêu có thể nảy mầm ở bất cứ nơi đâu nhƣng có đơm
hoa kết trái hay không phải do duyên phận đúng không Em?
Ngày 02-09-1975 Quốc Khánh đầu tiên đƣợc tổ chức tại Miền Nam sau
ngày thống nhất đất nƣớc, để làm đẹp cho thành phố Đà Nẵng trong ngày trọng
đại này, lực lƣợng Công An đã đi thu gom tất cả những ngƣời lang thang xin ăn
tập trung tại bệnh viện Nhi Đồng Hòa Khánh. Trong những ngƣời lang thang đó
có một số bệnh nhân Tâm Thần vì vậy Sở Y tế đã điều nhân viên đến chăm sóc.
Dù không thích mấy nhƣng so với một số đồng nghiệp phải đi Trà My, Quế Sơn,
Tam Kỳ… Tôi đồng ý với quyết định này.
Trong khoảng thời gian từ 1975-1980, kinh tế khó khăn, lƣơng thực, thực
phẩm không đủ cung cấp cho dân nên ngoài công tác chuyên môn mọi ngành phải
tham gia lao động sản xuất. Cùng với phong trào đó nhân viên bệnh viện Tâm
Thần chia nhau đi lao động ở nhiều nơi, từ Xuân Thiều, Hòa Liên đến Phƣớc Sơn,
Trung Mang… mỗi nơi có những kỷ niệm riêng nhƣng Trung Mang- Dốc Kiền
còn đọng lại trong tôi nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất.
Lúc đó nhân viên bệnh viện không nhiều, nhƣng phải chia thành từng nhóm
luân phiên đi lao động. Sáng đó anh Điền, chị Đổng, chị Vân,(Vân Trần để phân
biệt với Vân Huỳnh), anh Pháp tập trung tại nhà tôi ở đƣờng Lê Duẫn để chuẩn bị
lên đƣờng. Tôi còn nhớ nhƣ in đôi mắt ái ngại của Mẹ tôi hình nhƣ bà rơm rớm
nƣớc mắt vì thấy đứa con của mình lâu nay chỉ biết học nay khoát trên ngƣời bộ
đồ kaki, vai mang ba lô với lƣơng thực và dụng cụ sản xuất bắt đầu một cuộc
sống mới.
Phƣơng tiện đi lại không có phải đi bộ từ Đà Nẵng lê Túy Loan, đến nơi đã
xế chiều cùng vào nghỉ trong một trƣờng học bỏ trống. Thấy dân gần đó đang thu
hoạch đậu phộng, chúng tôi tham gia giúp đỡ họ, bù lại đƣợc một nồi đậu phộng
nấu thơm lừng. Nằm trên bãi cỏ bên bờ sông Túy Loan,thƣởng thức từng hạt đậu
phộng nấu, hƣởng làn gió mát từ sông thổi lên, ngƣời nhƣ quên hết mệt nhọc.