Page 51 - 3. Ke hoach
P. 51
HỆ THỐNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG,
CÂU HỎI LÝ THUYẾT, TRẮC NGHIỆM VÀ ĐÁP ÁN
(Kèm theo kế hoạch tổ chức xêmina, thảo luận)
I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT DÙNG ĐỂ XEMINA, THẢO LUẬN VÀ ĐÁP ÁN
1. Câu hỏi
Câu 1: Đồng phạm có tổ chức là gì? Tại sao đồng phạm có tổ chức là hình thức
đồng phạm nguy hiểm nhất?
Câu 2: Phân tích dấu hiệu mặt khách quan của đồng phạm. Khi nào người
thực hiện hành vi che giấu tội phạm bị coi là đồng phạm?
Câu 3: Vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm được giải
quyết như thế nào?
Câu 4: Phân tích nội dung pháp lý của người xúi giục trong đồng phạm.
Khi nào người xúi giục trong đồng phạm được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội?
Câu 5: Phân tích nội dung pháp lý về người tổ chức trong đồng phạm. Khi nào
người tổ chức trong đồng phạm được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
2. Đáp án
Câu 1:
- Khái niệm đồng phạm: Khoản 1 Điều 17 BLHS hiện hành.
- Nêu các hình thức đồng phạm.
+ Căn cứ vào đặc điểm về mặt khách quan, chia đồng phạm thành hai loại:
đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.
+ Căn cứ vào đặc điểm về mặt chủ quan, chia đồng phạm thành hai loại:
đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước.
+ Căn cứ vào những đặc điểm về mặt khách quan và mặt chủ quan, chia
đồng phạm thành hai loại: đồng phạm có tổ chức và đồng phạm thường.
- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm nguy hiểm nhất, vì:
+ Khái niệm phạm tội có tổ chức: khoản 2 Điều 17 BLHS hiện hành.
+ Tính chất đặc biệt của trường hợp PTCTC thể hiện ở chỗ: ngoài những
điều kiện “cần” để thỏa mãn dấu hiệu của một vụ đồng phạm thông thường còn
48