Page 82 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 82
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH BỆNH CƠ TUYẾN TÚI MẬT TRÊN
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
Phạm Thị Nữ, Nguyễn Phước Thuyết
Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh cơ tuyến túi mật là bệnh tăng sinh lành tính của thành túi mật. Biểu
hiện lâm sàng không đặc hiệu, đa số chỉ được phát hiện qua các kỹ thuật hình ảnh khi thăm
khám ổ bụng. Chẩn đoán bệnh cơ tuyến túi mật chủ yếu dựa vào siêu âm và cộng hưởng
từ, tuy nhiên tỷ lệ phát hiện tình cờ qua cắt lớp vi tính khá nhiều, dưới dạng tổn thương dày
thành túi mật.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh bệnh cơ tuyến túi mật trên chụp cắt lớp vi tính.
Xác định giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán bệnh cơ tuyến túi mật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành hồi cứu và phân tích
lại phim của tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán sau mổ và có kết quả giải phẫu bênh là
BCTTM tại bênh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn từ năm 2020 đến năm 2022.
Kết quả: có 57 trường hợp được chọn vào mẫu. 52,6% là giới nữ, 47,4% là nam. Tuổi
trung bình: 51,8 ± 13,3, độ tuổi hay gặp là 51-60 (26,3%). Các đặc điểm hình ảnh trên
CLVT gồm: dày thành túi mật: trung bình: 6,2 ± 2,5mm (từ 3,5mm đến 16mm). 54,4% dày
dạng khu trú . 57,9% có hình ảnh xoang Rokintansky- Aschoff; 84,2% có dấu hiệu hình
ảnh “chuỗi tràng hạt”; 75,4% có dấu hiệu “viên gòn”. Giá trị của cắt lớp vi tính: độ nhạy:
89,1%; độ đặc hiệu: 92,0%, giá trị dự báo dương: 91,9%, giá trị dự báo âm: 89,2%, độ chính
xác: 90,5%.
Kết luận: các dấu hiệu hình ảnh như: dày thành túi mật, xoang Rokintansky- Aschoff,
“chuỗi tràng hạt”, “viên gòn”, cho thấy cắt lớp vi tính có giá trị khá cao trong chẩn đoán
bệnh cơ tuyến túi mật.
Từ khóa: bệnh cơ tuyến túi mật, chụp cắt lớp vi tính
82