Page 3 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 3
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHÂN DUNG VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI
TÂN YÊN TRONG LỊCH SỬ
I. TÂN YÊN – YÊN THẾ HẠ, BỘ PHẬN CHỦ YẾU CỦA YÊN THẾ XƯA
Thời Trần (thế kỷ thứ XIII-XIV) Yên Thế là tên huyện sau đổi thành “Yên
Viễn” ý nói là vùng đất hoang vắng xa kinh thành) thuộc lộ Như Nguyệt Giang.
Thời nhà Minh sang xâm lược đổi “Yên Viễn” thành “Thanh Yên” thuộc châu
Lạng Giang, thời Lê Quang Thuận (1460-1469) huyện chính thức trở thành tên
gọi Yên Thế và lần đầu tiên Yên Thế xuất hiện trong sách Dư địa chí của
Nguyễn Trãi “huyện Yên Thế có tên nỏ và vôi….”. Sang thời nhà Nguyễn (năm
Minh Mệnh thứ 13-1831) tiến hành cải cách hành chính nhưng tên huyện Yên
Thế vẫn giữ nguyên cho đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945.
Yên Thế xưa là vùng đất cổ, vùng rừng núi rậm rạp hiểm trở đầy lam
trướng nghìn trùng. Nhưng Yên Thế cũng là vùng đất giầu có lâm lộc từ rừng,
đất đai mầu mỡ, nguồn nước từ sông, suối, ao, hồ dồi dào, vì vậy Yên Thế sớm
thu hút nhiều luồng dân cư khắp các tỉnh ở Bắc Kỳ về đây cư trú khai phá mưu
sinh. Nhiều văn thần, võ tướng, sĩ phu yêu nước khi gặp biến loạn trong nước đã
về dây lánh nạn, nuôi trí, chờ thời. Bởi vậy cũng đã từ rất sớm trong dân gian đã
có câu “sấm” truyền rằng “Tiểu loạn cư Thăng Long, Đại loạn cư Yên Thế”
nghĩa là khi đất nước có loạn lớn chỉ có tìm về vùng Yên Thế mới yên ổn.
Về mặt cơ cấu hành chính, đến cuối thế kỷ 19 Yên Thế có 11 tổng và giữ
nguyên cho đến trước Cách mạng tháng 8/1945. Ngày 06/11/1957 huyện Yên
Thế cũ được tách làm 2 huyện mới, phần đất phía Bắc (miền thượng) vẫn giữ
nguyên tên gọi Yên Thế (tức Yên Thế thượng). Phần đất phía nam (miền hạ) có
tên là huyện Tân Yên (tức Yên Thế hạ). Khi chia tách thì 8/11 tổng của Yên Thế
cũ nằm về đất Tân Yên đó là các tổng: Tổng Nhã Nam, Lan Giới, Mục Sơn, Tuy
Lộc Sơn, Yên Lễ, Quế Nham, Ngọc Cục, Vân Cầu. Một đặc điểm nữa là ở thời
kỳ huyện Yên Thế cũ đã qua nhiều lần thay đổi địa điểm đặt lỵ sở (huyện lỵ) từ
Lăng Cao (Cao Xá) đến Hữu Mục (Mục Sơn) rồi Phủ Mọc (Cao Thượng) đến
Tỉnh Đạo (Quang Tiến) về Đồi Phủ (Nhã Nam). Các địa điểm trên đều nằm trên
vùng đất Yên Thế hạ tức Tân Yên ngày nay.
II. TÂN YÊN – YÊN THẾ HẠ, VÙNG ĐẤT GIÀU TRUYỀN THỐNG LỊCH
SỬ VÀ VĂN HÓA
Lịch sử vùng Yên Thế xưa nói chung và Tân Yên - Yên Thế hạ nói riêng
3