Page 7 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 7
nơi thờ Nữ Giã Đại Thần nơi thờ Nữ Giã Đại Thần
II. THỜI LÝ - TRẦN (1010-1400)
1. Về thời Lý (1010-1226): Thời Lý bắt đầu từ năm 1010 đến năm 1226.
Khi đó vùng đất Bắc Giang ngày nay cơ bản thuộc đất Châu Lạng, lộ Bắc Giang
của nước Đại Việt – đất Yên Thế cũ (địa bàn Tân Yên ngày nay) do đó cũng
thuộc về đất Châu Lạng.
Châu Lạng thời Lý xưa có Động Giáp rất to, đứng đầu Động Giáp là các
tù trưởng họ Giáp, sau đổi ra họ Thân. Các vùng đất có họ Giáp, họ Thân cư
trú để lại nhiều địa danh mang tên làng Kép, làng Hả, làng Thân, làng
Giáp….Bên cạnh họ Giáp, họ Thân còn có họ Dương và một số họ khác nữa.
Nhưng họ Giáp và họ Thân là nổi danh hơn cả.
Trong thời Lý, nhà Lý đã dùng chính sách “Cơ My” (Ky mi) để ràng
buộc các vùng biên giới với triều Lý để đạt mục đích giữ gìn biên giới cho
vững chắc qua quan hệ hôn nhân. Do đó nhà Lý đã gả các công chúa cho các tù
trưởng ở vùng miền núi phía Bắc để các vị làm phò mã và có trách nhiệm với
các công chúa giữ yên vùng biên cho triều đình nhà Lý. Cho nên ngay từ khi
Lý Công Uẩn lên ngôi vua (1010) lấy đế hiệu là Lý Thái Tổ thì Lý Thái Tổ đã
gả công chúa nhà Lý cho Tù trưởng Động Giáp ở Châu Lạng là Giáp Thừa
Quý theo các tài liệu dã sử thì công chúa lấy Giáp Thừa Quý có hiệu là Yên
Hoa công chúa Lý Thị Kiên.
Đến thời vua Lý Thái Tông (1028-1054) vua Lý lại đem công chúa Bình
Dương gả cho Thân Thiệu Thái (Thân Thiệu Thái là con của Giáp Thừa Quý,
Thiệu Thái ban đầu họ Giáp, sau đổi thành họ Thân). Thân Thiệu Thái làm phò
mã, đã ra sức đem tài năng của mình ra để cầm quân giữ yên vùng biên giới phía
Bắc. Điều đó đã được sử sách các lịch sử xưa ghi chép lại rất rõ ràng cụ thể.
Đến thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) vua Lý lại cho Thân Cảnh Phúc
là con của Thân Thiệu Thái lấy công chúa Thiên Thành. Như vậy đến lúc này
họ Giáp (sau là họ Thân) đã ba đời làm phò mã nhà Lý.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, dưới sự lãnh đạo của thủ
lĩnh họ Giáp, họ Thân ở Châu Lạng, nhân dân Yên Thế cũ cùng nhân dân Châu
Lạng đã đóng góp hết sức mình vào việc xây dựng quê hương và bảo vệ đất
nước, đánh đuổi quân xâm lược Tống ra khởi bờ cõi nước Đại Việt.
Vào năm 1066, Thân Cảnh Phúc lấy công chúa Thiên Thành, lịch sử đã
ghi nhận nhiều sự việc mà công chúa Thiên Thành đã làm để giữ mối quan hệ
7