Page 10 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 10
Tông (1460-1497). Nhưng tới thời Lê Uy Mục, Lê Tương Dực (1505-1516) thì
đất nước suy vi hỗn loạn, dẫn tới sự bùng nổ các phong trào nông dân khởi
nghĩa, và những cuộc xung đột, tranh chấp giữa các phe phái phong kiến.
Sau khi ra đời, nhà Mạc đã có những đóng góp nhất định về kinh tế, văn
hoá, tư tưởng, về mặt chính sách đối ngoại có hạn chế, đó cũng là sự tính toán
trong sách lược ứng phó mà thôi.
Đáng chú ý là trí thức thời này đã có nhiều biến động. Hàng loạt các quan
đại thần của nhà Lê theo Mạc (hơn 50 khai quốc công thần của nhà Mạc đều là
các nhà khoa bảng của nhà Lê), trong khi đó thì một số đã ôm lòng cô trung với
vua cũ, chống Mạc. Bên cạnh những trí thức từ xứ Thanh (Lê Trịnh) chạy ra Bắc
theo Mạc thì 1 số lại từ Bắc (nhà Mạc) vượt biên vào xứ Thanh theo Lê Trung
Hưng. Một số từ quê Lê Trịnh vượt sông Gianh vào đàng trong theo Chúa
Nguyễn v.v... Nhưng tất cả đều đã được coi trọng.
Năm 1532 sau ngày nhà Mạc lên ngôi được 5 năm thì Nguyễn Kim, tướng
cũ của nhà Lê đã tìm được con út Lê Chiêu Tông dựng lên làm vua, lấy niên
hiệu là Trang Tông. Hai bên đã chia nước thành Bắc triều và Nam triều. Công
cuộc chiến tranh kéo dài 60 năm, cho tới năm 1592 quân Trịnh Tùng đã đẩy bật
được nhà Mạc ra khởi kinh thành nhưng nhà Mạc vẫn tồn tại tới năm 1677.
Thời Lê Trung Hưng (1533-1788) trải qua 17 đời vua. Đó là thời kỳ về
danh nghĩa vẫn là vua Lê trị vì, nhưng thực quyền thì đều tập trung vào Phủ
chúa Trịnh và kết thúc bằng đời vua Lê Chiêu Thống (1787-1788).
Trong điều kiện lịch sử trên, các nhân kiệt của huyện Tân Yên đã xuất hiện
và có những đóng góp cho lịch sử.
A. CÁC QUAN VĂN XUẤT THÂN TỪ KHOA BẢNG
1. Ông Nguyễn Đình Tấn quê làng Mục Sơn, huyện Yên Thế (nay là thị
trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên) đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1538) niên hiệu
3
Đại Chính thứ 9 thời vua Mạc Đăng Doanh, ông làm quan tới chức Thượng thư ,
4
kiêm Đô ngự sử , Tước bá (tức là người đứng đầu Ngự sử đài, cơ quan kiểm sát,
thuộc hàng Tam phẩm triều đình).
3 Chức Thượng thư: Người đứng đầu 01 bộ của triều đình.
4 Đô Ngự sử: Một chức quan theo dõi, can gián giúp việc triều đình.
10