Page 9 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 9

huyện của châu Lạng Giang, lộ Bắc Giang. Nhân dân Yên Thế đã tham gia vào

                  công cuộc xây dựng quê hương đất nước tích cực. Đồng thời tham gia vào cuộc
                  kháng chiến chống quân Nguyên Mông do triều Trần lãnh đạo. Tuy thế các tư

                  liệu lịch sử về quá trình xây dựng quê hương đất  nước và tham gia cuộc kháng

                  chiến chống quân Nguyên trên đất Yên Thế là rất hạn chế.
                        Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 (1288) vua Trần

                  Nhân Tông nhường ngôi cho con rồi vào núi Yên Tử tu hành đạo phật, lập ra

                  thiền  phái  Trúc  Lâm  Yên  Tử.  Rồi  ngài  hạ  sơn  (xuống  núi)  chọn  chùa  Vĩnh
                  Nghiễm làm trung tâm Phật Giáo của thiền phái này. Tu hành khai trường, giảng

                  đạo; phổ độ tăng ni trong toàn quốc. Thống nhất giáo hội phật giáo – phát triển
                  đạo  phật:  Cho  xây  dựng  nhiều  chùa  Tháp,  cấp  sắc  điệp  cho tăng ni  tu hành  .

                  Trong giới phật tử có hai hạng: Hạng xuất gia tu hành được gọi là tăng ni. Hạng
                  tu tại gia thì gọi là cư sỹ. Ở vùng Nhã Nam có chùa thời Trần ở Đồi Bia. Có vị cư

                  sỹ được thờ cùng Nàng Giã đại thần là cư sỹ Thành Nhàn.

                        Ở đền thờ Nàng Giã đại thần ở làng Chuông, Nhã Nam (nay là thị trấn

                  Nhã Nam) có một vị cư sỹ có pháp hiệu là Thanh Nhàn. Trùng thế nên viets lại
                  cho gọn) Tu sỹ đã đắc đạo tu tiên và tu phật, có công giúp dân xã này nên được

                  vinh phong là bậc thần đáng tôn kính với danh hiệu Đại vương. Điều đó chứng
                  tỏ ở vùng Nhã Nam thời Trần đạo phật đã bắt rễ vào trong lòng dân theo tinh

                  thần  “nhập  thế”  mà  phật  phái  Trúc  Lâm  Yên  Tử  do  phật  hoàng  Trần  Nhân

                  Tông chủ trương.
                        Theo chủ trương “Nhập thế” chùa pháp thời Trần được Pháp Loa Thiền Sư

                  chỉ đạo xây dựng ở cả nước hơn 800 nơi. Trong đó ở vùng Nhã Nam, An Thượng
                  cũng được xây dựng một chốn danh lam thắng cảnh có đủ cả chùa, tháp. Ở đồi Bia

                  nay thuộc đất An Thượng (Yên Thế) ngôi chùa này tồn tại qua thời Trần rồi đổ nát.

                  Đến năm 2017 thì được nhà nước phát hiện và cho khai quật khảo cổ học.
                        Tuy dấu tích chùa, tháp đó ở xã An Thượng (huyện Yên Thế) nhưng xưa

                  nó thuộc tổng Nhã Nam thuộc huyện Yên Thế xưa. Vì thế mà các di vật phát
                  hiện làng Nguộn, chùa Tứ Giáp, Nhã Nam là các di vật chùa Tháp thời Trần có

                  thể là của ngôi chùa, tháp ở đồi Bia, nhân dân tổng Nhã Nam xưa đã thu gom

                  lại và lưu giữ ở chùa Tứ Giáp cho đến cuối thế kỷ 20, các di vật đó vẫn còn ở
                  chùa Tứ Giáp, xã Nhã Nam. Cả đoạn này loanh quanh quá

                        III. THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ MẠC VÀ THỜI LÊ TRỊNH (1428-1788)
                        Sau chiến thắng Xương Giang 3-11-1427 và sau khi giải phóng đất nước,

                  nhà Lê đã mở ra cho đất nước những vận hội mới, nhất là  đời vua Lê Thánh




                                                               9
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14