Page 4 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 4

luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngay từ

                  những năm đầu Công Nguyên đã có người phụ nữ vùng Yên Thế về tụ dưới cờ
                  khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (bà Dương Thị Giã tức Nữ Giã Đại Thần). Trải

                  qua thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc rồi qua các triều đại Lý - Trần chắc chắn trên

                  vùng  đất  Yên  Thế  vẫn  có  những  cuộc  vùng  lên  của  người  dân  chống  giặc
                  phương  Bắc. Vì những điều kiện lịch sử riêng của mỗi giai đoạn tên tuổi của họ

                  bị thời gian làm phai mờ, nhưng công tích của họ luôn được các thế hệ ghi nhớ

                  qua các hình thức truyện kể dân gian, các huyền thoại, các hình thức tín ngưỡng
                  thờ  cúng  thành  hoàng  trên  khắp  các  làng  xã  ở  Tân  Yên. Ngoài  truyền  thống

                  chống giặc, người dân Tân Yên - Yên Thế hạ còn giầu truyền thống sáng tạo văn
                  hóa tinh thần thể hiện qua vốn di sản văn hóa vật thể (các kiến trúc đình chùa,

                  đền miếu, lăng tẩm, nhà cửa…) di sản văn hóa phi vật thể (ca dao, hò vè, truyện
                  kể...) hết sức phong phú.


                        Sang thế kỷ XV nhất là thời kỳ cạnh tranh giữa các thế lực nhà Lê, nhà
                  Mạc rồi Lê – Trịnh, nối tiếp theo là Trịnh Nguyễn đất nước trong cảnh nội chiến

                  triền miên, vùng Yên Thế một lần nữa lại trở nên sôi động. Thời kỳ này vùng

                  Tân Yên – Yên Thế hạ xuất hiện nhiều nhân vật cả hàng văn và hàng võ. Thời
                  Mạc Yên Thế có 4 người đậu tiến sỹ qua các kỳ thi (cả 4 vị đều người ở các

                  làng xã vùng Yên Thế hạ); nhiều nhân kiệt hàng võ lập nhiều công tích được

                  triều đình phong cấp cao (nên viết là chức tước) và trọng dụng. Nhiều dòng họ
                  có hàng chục người đỗ đạt cao như họ Giáp vùng Bảo Lộc Sơn, họ Dương vùng

                  Vân Cầu, nhiều người được phong tước Quận công….Có thể nói đây chính là

                  thời kỳ vùng Yên Thế hạ hun đúc lên truyền thống với danh xưng “Đất Cầu
                  Vồng” và “Trai Cầu Vồng Yên Thế”.


                        III.  VỀ  DANH  XƯNG  "ĐẤT  CẦU  VỒNG"  VÀ  CÂU  PHƯƠNG  NGÔN
                  "TRAI CẦU VỒNG YÊN THẾ - GÁI NỘI DUỆ CẦU LIM"

                        Cầu Vồng vốn là cây cầu bằng gỗ dáng cong bắc qua suối Vồng từ thế kỷ

                            (1)
                  thứ XVI . Cầu Vồng nằm ở Tổng Vân Cầu, Phủ Yên Thế  (nay thuộc xã Song
                  Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Tổng Vân Cầu lại là trung tâm vùng đất

                  thượng võ với rất nhiều anh hùng hào kiệt nổi danh qua nhiều thế kỷ.

                                                    “Có ai về đất Cầu Vồng,


                                           Hỏi thăm Thống Thái Đề Công lẫy lừng”


                  1  Suối Vồng nằm ở phía Tây, cạnh đình chùa Vồng, nằm giữa danh giới xã Song Vân và xã Ngọc Vân ngày nay.



                                                               4
   1   2   3   4   5   6   7   8   9