Page 5 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 5
(Ca dao địa phương)
Vì vậy Cầu Vồng từ tên gọi một cây cầu cụ thể, nhưng với thời gian Cầu Vồng
đã trở thành biểu tượng chung cho một vùng đất thượng võ đó là “Đất Cầu Vồng”.
Câu Phương Ngôn “Trai Cầu Vồng Yên Thế - Gái Nội Duệ Cầu Lim” có lẽ
cũng xuất hiện và lan tỏa cùng với thời kỳ này và làm rạng danh của đất Cầu
Vồng Yên Thế. Đã có nhiều cách lý giải xuất xứ của câu phương ngôn trên xong
đều có chung một cốt chuyện đó là ca ngợi tinh thần thượng võ quả cảm của
những chàng trai đất Cầu Vồng và sự đảm đang, tài khéo của những người con
gái đất Nội Duệ Cầu Lim. Gần đây sau khi phát hiện bản thần Phả dòng họ
Dương vùng Vân Cầu ta thấy hình tượng đôi trai tài gái giỏi là Dương Quốc
(2)
Nghĩa và vợ là Cao Phu Minh có thể là nguyên mẫu của câu phương ngôn trên
(xem thêm bản thần phả Hán nôm cùng bản dịch nghĩa tại mục B – Các quan và
thời Lê Mạc trang 13-14 sách Trai Cầu Vồng tái bản 2022)
Phát huy truyền thống Đất Cầu Vồng và Trai Cầu Vồng Yên Thế các thế kỷ
tiếp theo vùng Yên Thế hạ liên tục có các cuộc vùng lên do các vị thủ lĩnh người
địa phương lãnh đạo chống lại sự áp bức của triều đình phong kiến nhà Nguyễn
và thực dân Pháp xâm lược. Tiêu biểu nhất và vang dội nhất đó là cuộc khởi
nghĩa của nông dân Yên Thế do các vị thủ lĩnh Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo đã
thu hút hàng ngàn nghĩa binh trong vùng Yên Thế và các nơi khác về tham gia.
Như vậy hiểu về vùng đất Cầu Vồng không chỉ gói gọn trong một địa
phương cụ thể nào mà là của chung cả vùng Yên Thế. Hiểu về “Trai Cầu Vồng
Yên Thế” cũng không chỉ đơn thuần chỉ là những chàng trai mà rộng hơn là trai,
gái Đất Cầu Vồng không chỉ thượng võ mà còn giỏi giang trên nhiều lĩnh vực
khác nữa.
Truyền thống Đất Cầu Vồng và Trai Cầu Vồng Yên Thế đã trở thành một
di sản tinh thần để các thế hệ người Tân Yên – Yên Thế hạ phát huy, lập nhiều
công trạng trong các thời kỳ cách mạng hôm nay và mãi đến mai sau.
CHƯƠNG II. NHỮNG CON NGƯỜI TÂN YÊN ƯU TÚ QUA CÁC THỜI KỲ
LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
I. THỜI HAI BÀ TRƯNG (40-43 sau công nguyên)
2 Ghi chú: Dân vùng Vân Cầu (Song Vân ngày nay) có lưu truyền nhiều mẩu chuyện về bà Cao Phu Minh: Bà là
người Nội Duệ Cầu Lim là vợ nhưng cũng là một vị tướng tài đã cùng chồng chinh chiến nhiều trận mạc. Tại
Song Vân còn nhiều địa danh ghi giữ công tích của bà Cao Phu Minh.
5