Page 6 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 6
Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, ở cửa Sông Hát (Hát Môn), cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng được phát động. Đó là một cuộc khởi nghĩa lớn chống
lại ách áp bức bóc lột tàn khốc của nhà Hán đô hộ, do Tô Định làm thái thú.
Cuộc khởi nghĩa đã tiến thẳng vào Mê Linh và Luy Lâu (Dinh Thái Thú, trung
tâm của chính quyền đô hộ) và được hưởng ứng rộng rãi trong toàn bộ đất
nước, như là một sự nhất tề nổi dậy, nên nó đã nhanh chóng giành được thắng
lợi hoàn toàn.
Trong cuộc khởi nghĩa đó có một nữ tướng đó là Dương Thị Giã (Nàng Giã
đại thần). Bà quê ở làng Chuông xã Nhã Nam (nay là Tổ dân phố Tiến Phan, thị
trấn Nhã Nam). Theo truyền tích và dã sử cho biết: Năm 40 sau Công nguyên bà
đã nổi lên tập hợp những người yêu nước, chống lại ách đô hộ. Đoàn nữ binh
tiến về Mê Linh, nhập vào hàng ngũ nghĩa quân của Hai Bà Trưng. Bà được
phong tướng và cầm quân đánh giặc nhiều trận lập nhiều chiến công. Trong một
trận quyết chiến bà bị thương nặng, một mình một ngựa phá vòng vây về núi
Đót mới chịu ngã xuống. Bà được nhân dân tôn làm thần lập đền thờ gọi là
“Nàng Giã đại thần”.
Ngày 8 tháng 4 âm lịch, nhân dân địa phương giỗ bà tổ chức rất trọng thể,
đặc biệt có tục cấm đồng, cấm lửa để tưởng niệm bà.
Ảnh: Mộ nàng Giã Đại Thần tại Núi Đót, xã Phúc Sơn Ảnh: Giếng Hà, nơi tương truyền sau khi bị
thương nặng Nàng Giã đã về tắm và về đến
kẽm vương mất
Ảnh: Đình Chuông, thị trấn Nhã Nam Ảnh: Đình Lý Cốt, xã Phúc Sơn
6