Page 8 - 27.9 Sách trai Cầu Vồng Yên thế
P. 8
giữa châu Lạng với triều Lý.
Khi đó vùng đất Tân Yên (Yên Thế xưa) nằm trên tuyến đường nối kinh
đô Thăng Long với phương Bắc, tuyến đường bộ này đi từ Thăng Long qua
Hiệp Hòa, qua Cao Thượng, sang Vôi đi Bảo Sơn (Buộm) lên Chũ rồi sang
Trung Quốc. Chính vì thế mà quân xâm lược nhà Tống (Trung Quốc) kéo sang
xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến sông Cầu chống Tống –
Lấy Như Nguyệt làm trọng điểm chặn đánh quân Tống năm 1077. Còn phía
sau lưng địch (quân Tống) Thân Cảnh Phúc cầm quân đánh quân Tống theo lối
đánh du kích khắp cả vùng châu Lạng khiến quân Tống vô cùng khiếp sợ. Sau
chiến thắng Như Nguyệt quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy buộc xin hòa, rút
quân về nước. Vùng đất châu Lạng rạng rỡ nên cũng có sự đóng góp công sức
của nhân dân Yên Thế xưa dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh họ Thân, họ Giáp.
Trong thời Lý, đạo Phật rất phát triển có thể coi là Quốc đạo của nước Đại
Việt. Ở trên đất Châu Lạng có nhiều chùa tháp thời Lý như: Chùa Chúc Thánh
(sau đổi làm chùa Vĩnh Nghiêm – Yên Dũng), chùa Đám Trì (xã Lục Sơn –
Lục Nam), chùa Cao (xã Khám Lạng - Lục Nam), chùa Bồng Lai (xã Phượng
Sơn - Lục Ngạn) …. Các chùa này đều có sự giáo hóa của các công chúa nhà
Lý. Trong sự giáo hóa đó, ảnh hưởng của đạo phật do các công chúa nhà Lý
giáo hóa đã đến đất Yên Thế. Cho nên ở chùa Bạch Vân đã có truyền tích 5
công chúa nhà Lý đã về đây tu hành, đó là các công chúa như: Bình Dương
công chúa Lý Thị Kiên, Yên Hoa công chúa Lý Thị Giám, Thái Trưởng
Thiên Thành công chúa Lý Thị Kính, Thành phi Giáp Thị Tuấn (Vợ của tướng
quân Vũ Thành) và đến năm 1148, Thụy Thiên công chúa Lý Thị Lục được
nhà Lý gả về Châu Lạng cũng có truyền tích về chùa Bạch Vân tu hành, giáo
hóa đạo phật ở trong vùng.
Ảnh: Chùa Bạch Vân, xã Phúc Hòa nơi tương truyền có 5 công chúa
nhà Lý đã về đây tu hành
2. Về thời Trần (1226-1400): Thời Trần (1226-1400) Yên Thế là tên
8