Page 166 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 166

164                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             thế, mỗi 100 cân kẽm sẽ đúc được khoảng 36 quan. Mức lời sẽ
             là 125% và giá trị thực của đồng tiền sẽ bằng 44% của giá trị bề

             mặt của nó. Trong trường hợp này, trọng lượng của một đồng
             tiền sẽ là 2,3 gram. Nếu Poivre nói đúng thì trọng lượng của
             đồng tiền kẽm chỉ bằng 1,7 gram.
                Trong mỗi trường hợp, đồng tiền kẽm chỉ nặng bằng nửa

             hoặc 1/3 đồng tiền Khang Hi cũng đang được lưu hành ở Đàng
             Trong cũng vào thời này, và nặng từ 5 đến 7 gram . Sự khác biệt
                                                               1
             này có ý nghĩa quan trọng đối với người dân ở Đàng Trong hơn
             là tiền được làm bằng đồng hay bằng kẽm.
                Nếu Poivre nói đúng và giả thử giá kẽm và các phí tổn khác
             vẫn y nguyên trong năm 1749 thì chính quyền họ Nguyễn đã

             thu khoảng 200% lời hay hơn mỗi picul kẽm được đúc thành
             tiền. Nếu vậy, giá trị bề mặt mỗi đồng tiền kẽm sẽ gấp hơn hai
             lần giá trị thực của nó.
                Tình trạng này sẽ lại càng khuyến khích tư nhân đúc tiền.

             Khó có thể biết rõ số tiền do tư nhân đúc vào cuối thập niên
             1740 là bao nhiêu, tuy nhiên, chúng ta có thể ước tính từ con
             số các lò đúc. Theo Phủ biên, giá trị tiền kim loại do nhà nước
             đúc trong ba năm 1746, 1747 và 1748 là 72.396 quan. Dựa trên
             những gì chúng ta biết được ở Trung Hoa, nếu một lò đúc đúc
             được 583.200 đồng tiền kim loại một năm , thì phải có khoảng
                                                        2
             25 lò đúc làm việc trong ba năm để đúc 72.396 quan tiền kim
             loại. Lê Quý Đôn nói là: “chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 100
             lò đúc tư nhân được thiết lập” . Điều này cho thấy là tiền kim
                                             3



             1   Bành Tín Huy, Trung Quốc hóa tệ sử, trg. 567.
             2   Tại Trung Hoa vào cuối thế kỷ 14, các lò đúc tiền tại các vùng khác nhau có cùng một mức sản xuất,
                tức 583.200 tiền đồng mỗi năm. Mặc dù đây có vẻ như một tiêu chuẩn có tính cách bàn giấy, nó cũng
                cho thấy khả năng của việc đúc tiền vào thời này. Kỹ thuật đúc tiền không được cải tiến nhiều ở Trung
                Hoa, và chắc là ở Đàng Trong cũng vậy, cho tới khi một chiếc máy đúc tiền được đưa từ phương Tây
                vào Trung Hoa trước cuối đời nhà Thanh. Xem Bành Tín Huy, trg. 478-479.
             3   Phủ biên, quyển 4, trg. 22a.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171