Page 164 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 164
162 XỨ ĐÀNG TRONG
Chúng ta biết là Thuận Hóa sản xuất không đủ gạo để nuôi
kinh đô và quân đội lại đóng ở đây, do đó, từ đầu thế kỷ 18, một
số lượng lớn gạo đã được chuyển từ phía nam, đặc biệt là từ
đồng bằng sông Cửu Long tới Thuận Hóa. Cho đến năm 1714,
chính quyền ra lệnh bắt các chủ ghe phải chở gạo tới Thuận
Hóa hai chuyến một năm. Bù lại, những người này sẽ được
miễn thuế và nhận được một số tiền nào đó để bảo quản ghe và
làm lễ cầu cho thuận gió. Nhưng không có mấy người ưa kiểu
dàn xếp này, vì theo Tiền biên, “buôn bán thường có lời nhiều
hơn, nên ghe thì nhiều, nhưng ghe chở gạo ra kinh đô thì ít” .
1
Vấn đề chưa đến nỗi trầm trọng, khi dân số tại kinh đô còn ít,
nhưng nó đã trở nên đặc biệt trầm trọng vào thế kỷ 18 khiến
chúa Nguyễn, vào năm 1714, phải thay đổi các quy định về việc
chuyên chở gạo. Để khuyến khích việc chuyên chở này, chính
quyền giờ đây sẵn sàng trả tiền vận chuyển gạo theo kích thước
của ghe, thuyền và theo khoảng cách chuyên chở .
2
Biến cố này đánh dấu bước đầu của một chuyển biến mới ở
Đàng Trong trong thập niên 1710. Trước đây, xứ sở này được
đặt dưới quyền cai trị của một chính quyền quân sự. Vào thế
kỷ 18, các nhà lãnh đạo họ Nguyễn thấy khó duy trì cách cai trị
này. Lực lượng lao động hồi đầu ở Đàng Trong làm việc gần như
là không công. Khi nói về dự án lớn xây dựng hai lũy ở Quảng
Bình vào các năm 1630 và 1631, Tiền biên đã dùng từ “phát”
để tả cách thức mộ nhân công . Nhưng từ 1714, rõ ràng là tình
3
hình đã thay đổi. Vào năm đó, họ Nguyễn không chỉ trả bằng
tiền mặt việc chuyên chở gạo mà còn quyết định trả tiền cho
1 Tiền biên, quyển 8, trg. 119.
2 Tiền biên, quyển 8, trg. 119.
3 Tiền biên, quyển 2, trg. 38, 40. Đại Sán cũng nói là “khi người dân đi làm phục dịch, họ mang theo
lương thực của mình”. Xem Hải ngoại kỷ sự, quyển 3, trg. 3. Choisy nói vào năm 1695 là người dân ở
Đàng Trong phải cung cấp trên nửa công sức lao động của họ khi bị yêu cầu. Choisy, sđd, trg. 254.
www.hocthuatphuongdong.vn