Page 167 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 167
TIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI 165
loại do tư nhân đúc có thể gấp đôi số do nhà nước đúc (giả
thiết là lò đúc của tư nhân nhỏ hơn nhiều) và tăng số tiền kim
loại lưu hành trong xã hội vào cuối thập niên 1740 lên khoảng
200.000 quan. Khôi hài thay, chính các đồng tiền kim loại của
tư nhân này lại đã làm cho giá trị bề mặt của đồng tiền kẽm sát
lại với giá trị thực của nó.
Kẽm, giá vừa rẻ, số lượng lại nhiều, xem ra đã đáp ứng nhu
cầu của chúa Nguyễn vào đầu thế kỷ 18. Nhưng đây là con dao
hai lưỡi. Một mặt, nó bảo đảm có đủ số tiền tệ cho hoạt động
kinh tế, nhưng đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho tư nhân khai
thác việc đúc tiền. Thấy rõ điều này, họ Nguyễn đã áp dụng một
số biện pháp tuy còn yếu ớt để sản xuất tiền bằng đồng, nhằm
ngăn chặn việc đúc và lưu hành các đồng tiền xấu. Nhưng việc
làm này lại quá tốn kém và đồng tiền tốt đã sớm bị đồng tiền
1
xấu loại ra khỏi thị trường.
Nhìn lại, người ta thấy là những nỗ lực đúc tiền vào thập niên
1740 đã dẫn đến những hậu quả tai hại và cuối cùng đã làm
chế độ kiệt quệ. Khó có thể chê trách họ Nguyễn là đã nỗ lực
đúc tiền riêng của mình, ngay cả việc dùng kẽm để đúc. Trước
nhu cầu phải cung cấp tiền tệ ngày càng gia tăng của một nền
kinh tế đang phát triển, vào một thời khó có thể giữ được sự
cân bằng đã có trước đó, họ không còn chọn lựa nào khác là
tạo ra đồng tiền của mình. Vấn đề của họ Nguyễn là ở chỗ họ
đã không biết duy trì việc đúc tiền của họ ở mức dân chúng và
xã hội nói chung có thể chấp nhận được. Nhưng bên cạnh sự
thiếu hiểu biết này lại còn có cả lòng tham lam nữa. Chính chính
quyền họ Nguyễn đã khởi xướng việc đúc đồng tiền mỏng đi
1 Lê Quý Đôn cho biết giá đồng là 45 quan một picul. Nếu giá công đúc là 8 quan một picul và 1 picul
đúc được 40 quan tiền đồng, khi ấy phải cần 1 quan tiền để đúc 0,75 quan tiền đồng và giá trị thực
(nếu giá trên đồng tiền không tăng) sẽ là 130% của giá bề mặt.
www.hocthuatphuongdong.vn