Page 162 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 162
160 XỨ ĐÀNG TRONG
số đồng người Hoa mang đến Đàng Trong vẫn còn là từ Nhật
Bản. Cho đến 1712, tỷ giá chính thức giữa bạc và đồng ở Nhật
là 1:99, nhưng vào cuối thế kỷ 17, tăng lên 1:112 , tương đương
1
với gần một phần ba giá đồng ở Đàng Trong. Vì giá đồng cao
hơn giá trị của đồng tiền đồng nên người dân thường pha trộn
tiền đồng vào đồng như Phủ biên cho thấy. Nhưng việc làm này
lại càng làm tăng tình hình khan hiếm tiền kim loại và làm cho
đồng lại càng đắt hơn.
Bên cạnh số tiền đồng của Nhật và của Trung Hoa, còn có
một số tiền đồng đúc ở địa phương lưu hành ở Đàng Trong
trong các thế kỷ 17 và 18. Khối lượng tiền này bao gồm cả một
số tiền đồng do nhà Mạc đúc có in các chữ Thái Bình và An
Pháp, đoán chừng đã được lưu hành vào đầu thời Nguyễn. Phủ
biên cũng nói là mỗi chúa Nguyễn đều có đúc một số tiền đồng
khi lên ngôi. Các đồng tiền này nhái lại các đồng tiền Thái Bình
của nhà Mạc. Nhưng số lượng sản xuất không nhiều, thường
là để mừng việc lên ngôi hơn là để lưu hành trong hệ thống
tiền tệ .
2
Trong thực tế, mặc dù các nhà lãnh đạo tại Đông Á coi việc
đúc tiền như là một thuộc tính của vương quyền, cho đến cuối
thế kỷ 17, các đồng tiền từ Nhật và Trung Hoa vẫn lưu hành tại
Đàng Trong một cách rộng rãi đến độ các chúa Nguyễn không
quan tâm tới việc tạo ra tiền tệ của riêng mình. Có lẽ Nguyễn
Phúc Trú (trị vì 1725-1738) là vị chúa đầu tiên trước Nguyễn
Phúc Khoát (1738-1765) đã có cố gắng để đúc những đồng tiền
1 Nihongo Nagasaki, Yashikama Ka bun Kan, Tokyo, 1964, trg.216.
2 Có 9 đồng tiền Thái Bình trong Numismatique de l’Annam của Albert Schroeder, một đồng bằng kẽm
và 9 đồng khác bằng đồng. Hai đồng An Pháp, cả hai đều bằng đồng, được tác giả xếp vào loại “tiền
không chắc” (monaies incertaines). Xem Albert Schroeder, Numismatiaque de l’Annam, Trismegiste
in lại, Paris, 1983, trg.493, 499. Không có dấu hiệu nào có thể cho chúng ta biết sự khác biệt giữa đồng
Thái Bình của nhà Mạc ở phía bắc và đồng Thái Bình của nhà Nguyễn ở phía nam.
www.hocthuatphuongdong.vn