Page 157 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 157

TIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI                                        155


               VOC cũng đem tiền kim loại đến Đàng Trong vì biết rằng
            “ở Quinam rất cần các đồng tiền kim loại này, nhà vua Quinam

            yêu cầu chúng tôi mua tất cả các tiền kim loại cũ ở Nhật và chở
            đến đây để đúc súng” . Năm 1634, VOC không chở gì khác đến
                                  1
            Đàng Trong ngoài tiền kim loại . Bảng 3 cho thấy các con số và
                                            2
            loại tiền kim loại mua được của các thương gia Nhật tính theo
            xâu (quan) 1.000 đồng trên nguyên tắc (trong thực tế thiếu 4%:
            chỉ có 960 đồng).

               Vào những ngày đầu, VOC xem ra không mấy hứng thú
            trong việc buôn bán tiền kim loại ở Đàng Trong vì mức lời rất
            thấp: năm 1634, 15.000 đồng tiền kim loại chỉ được lời từ 14
            đến 14,5 lạng bạc, gần như không có lời đối với người Hà Lan .
                                                                           3
            Sở dĩ có tình trạng này là vì người Nhật đã đem đến đây một
            số lượng lớn . Tuy nhiên, sau năm 1635, người Hà Lan trở nên
                         4
            hăng hái hơn vì vào năm 1636, tiền kim loại của Nhật được bán

            tại Đàng Trong với giá 100 đến 115 lạng, thậm chí 120 lạng một
            picul . Giá mua ở Nhật là không quá 1 lạng một xâu (quan) và
                 5
            người Hà Lan bán lại tại Đàng Trong với giá 10,56 lạng một xâu.
            Do đó, chẳng lạ gì khi người Hà Lan gọi tiền kim loại là: “món
            hàng có lời nhất” tại Đàng Trong .
                                              6



            1   Khi một chiếc tàu của VOC không mua được hàng hóa ở Đàng Trong vào tháng 6.1633, “nhà vua (Đàng
               Trong) lấy làm tiếc là người Nhật đã nắm tất cả hàng hóa vào thời điểm này, nhưng nếu người Hà Lan
               trở lại vào tháng 11 với những đồng tiền đồng, gấm thô và nồi sắt, họ có thể trao đổi lấy vàng và tơ
               sống”. Ở đây, nhà vua dùng từ “zenes”, một từ riêng để chỉ tiền kim loại của Nhật. Sự kiện này cho thấy
               là người Nhật đã đưa tiền kim loại của họ tới Đàng Trong. Đây có thể là gốc gác của việc người Hà Lan
               buôn bán tiền kim loại ở Đàng Trong. Xem Buch, De Oost-Indische Compagnie en Quinam, trg. 25.
            2   Daghregister gehouden int Casteel Batavia, bản dịch tiếng Hoa, quyển 1, trg. 126.
            3   Thành Thế Vỹ, trg. 152. Cũng xem Daghregister, bản dịch tiếng Hoa của Guo Hui, quyển 1, trg. 173.
            4   Dầu vậy, vào năm 1634, các thương gia người Nhật cũng đã yêu cầu chính phủ Nhật cấm người Hà
               Lan xuất cảng tiền kim loại sang Đàng Trong. Xem Daghregister gehouden int Casteel Batavia, bản
               dịch tiếng Hoa, quyển 1, trg. 114.
            5   Daghregister gehouden int Casteel Batavia, bản dịch tiếng Hoa của Guo Hui, quyển 1, trg. 173.
            6   Daghregister, bản dịch tiếng Hoa của Guo Hui, quyển 1, trg. 197. Người Hà Lan, vào năm 1636, cũng
               đã có ý định đúc tiền kim loại ở Nhật với số lượng lên tới 180.000-200.000 guilders (khoảng 320.000
               lạng) để bán tại Đàng Trong, nhưng ý định này xem ra đã không được thực hiện. Xem Ibid, trg. 181.


                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162