Page 154 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 154

152                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             phát triển của một nền kỹ nghệ địa phương mới sản xuất chum,
             vại để đựng nước mía theo yêu cầu của kỹ nghệ đường .
                                                                      1
                Các nhận xét này cho thấy rõ tính chất của nền kinh tế của
             họ Nguyễn. Nó không mang đặc điểm của một nền “kinh tế tự
             túc” được coi là tiêu biểu của Đông Nam Á xưa. Đúng hơn, nền
             kinh tế này được hướng về thương mại ở một mức độ đáng kể,

             nhưng là để đáp ứng nhu cầu của người ngoại quốc hơn là của
             người trong nước, như Alexander Woodside đã lưu ý . Ngoại
                                                                     2
             thương có tính quyết định đến độ, đối với chúa Nguyễn, thước
             đo năm tốt, năm xấu không phải là mùa màng mà chính là số
             tàu, thuyền đến Đàng Trong trong một năm, như câu chuyện
             giữa chúa Nguyễn Phúc Diêu (1691-1725) và nhà sư Thích Đại
             Sán được nhắc lại trên đây đã cho thấy .
                                                     3
                Nhưng nếu ngoại thương đã là một nỗi bận tâm chủ yếu của
             quốc gia, người dân thường ở Đàng Trong được hưởng gì và tới
             mức độ nào từ nền kinh tế thị trường này? Nói cách khác, như
             Innes nêu câu hỏi: lời lãi, số thặng dư đi đâu?  Chắc chắn, các
                                                             4
             nhà cầm quyền họ Nguyễn đã thu được những mối lời lớn do
             trực tiếp tham gia vào việc buôn bán. Nhưng tình hình ở đây lại

             vô cùng khác với Đàng Ngoài. Vì sản phẩm gần như duy nhất
             người Hà Lan mua ở Đàng Ngoài là tơ, nên triều đình dễ dàng
             nắm độc quyền và kiểm soát việc buôn bán này, như thấy rõ khi
             VOC bắt đầu buôn bán ở đây vào năm 1637. Ngược lại, vào thời
             này, không có việc phủ chúa nắm độc quyền ở Đàng Trong. Sau
             này, khi phủ chúa giữ độc quyền buôn bán kỳ nam và vàng, một




             1   Xem Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, (Hà Nội: Sử Học), trg.
                239. Xin cám ơn Giáo sư Phan Đại Doãn đã lưu ý tôi về điểm này năm 1990.
             2   Alexander Woodside, Central Vietnam’s Trading World in the Eighteenth Century as SEEN IN Le Quy
                Don’s “Frontier Chronicles” , trong K.W. Taylor & J. Whitmore, Essays into Vietnamese Pasts, (Ithaca:
                SEAP, Cornell University, 1995), trg. 163.
             3   Xem Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, quyển 3, trg. 24.
             4   Innes, “Trade with Japan”, trg. 8.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159