Page 153 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 153
TIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI 151
gạo của Cao Mên và Xiêm trong suốt thế kỷ 17 . Thích Đại Sán,
1
một tu sĩ Phật giáo đã tới thăm Đàng Trong, cho rằng đó là vì
đất nông nghiệp ở vùng Thuận Hóa - Hội An nghèo và ít. Tuy
nhiên, đây chỉ là một lý do. Như Robert Innes đã cho thấy, vào
những năm 1630, người Việt Nam tại Đàng Trong quá hăng say
đối với việc sản xuất cho thị trường tơ và đường của Nhật Bản
đến độ đã dành nhiều diện tích trồng trọt cho cây dâu tằm và
mía thay cho cây lúa . Về phương diện lương thực, người dân
2
phải dựa vào gạo nhập từ Cao Mên . Tình hình này đôi khi
3
cũng dẫn đến nguy hiểm. Chẳng hạn, vào năm 1636, chỉ một
vụ mùa bị thất cũng đã khiến cho nhà vua Cao Mên lập tức cấm
xuất khẩu gạo, và hậu quả là Thuận Hóa “đói to” vào năm 1637 .
4
Tình trạng người dân vùng Thuận Hóa thiếu quan tâm tới nông
nghiệp kéo dài cho tới tận cuối thế kỷ 18, khi gạo do đồng bằng
sông Cửu Long sản xuất rẻ và dư dật đến độ người dân ở kinh
đô không cần phải “làm lụng vất vả trên đồng ruộng”, như Lê
Quý Đôn nhận xét .
5
Thị trường xuất khẩu và đòi hỏi của nền ngoại thương cũng
đã thúc đẩy quá trình chuyên biệt hóa trong thương mại ở Đàng
Trong . Kỹ nghệ đường chẳng hạn đã phát triển một hệ thống
6
sản xuất theo hộ được chuyên biệt hóa với các hộ chuyên trồng
mía, chuyên ép mía, chuyên nấu nước mía thành đường trắng.
Việc sản xuất đường gia tăng lại cũng đã kéo theo sự ra đời và
1 Daghregister, bản dịch tiếng Hoa, quyển 1, trg. 198; “Bowyear’s Narrative”, trong Lamb, The Mandarin
Road, trg. 53.
2 Người ta đã trồng khá nhiều cây dâu tằm vào những năm 1620. Borri cho biết: “Ở đây, những cây dâu
tằm lớn được trồng đầy trên các cánh đồng rộng lớn để lấy lá nuôi tằm.” Cochinchina, trg. D.
3 Robert Innes, “Trade with Japan: A Catalyst Encouraging Vietnamese Migration to the South in the
seventeenth century”, một tư liệu chưa được xuất bản, trg. 6. Xin cám ơn Gs. Keith Taylor đã cung cấp
cho chúng tôi bài tham luận có giá trị này.
4 Tiền biên, quyển 3, trg. 46; Innes, “Trade with Japan”, trg. 6.
5 Phủ biên, quyển 3.
6 Victor Lieberman, “Local Integration and Eurasian Analogies: Structuring Southeast Asian History,
1350-1830”, Modern Asian Studies, 3, 27, (1993), trg. 498.
www.hocthuatphuongdong.vn