Page 155 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 155

TIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI                                        153


            lượng hàng lớn như đường, tơ và các thứ khác vẫn còn được
            trao đổi tự do và hằng ngày tại các thị trường địa phương. Như

            thế vẫn còn có chỗ cho các nhà sản xuất tư nhân kiếm lời. Việc
            các thương gia và nhiều người khác trong vùng Hội An đã làm
            giàu một cách đáng kể không phải là một vấn đề gây tranh cãi.
            Vũ Minh Giang đã cung cấp cho chúng ta một ví dụ lý thú về
            điểm này khi ông so sánh các vật cúng được ghi nhận tại hai
            ngôi chùa Phật giáo vào giữa thế kỷ 17, một ở gần Hội An và
            một ở Phố Hiến, trung tâm thương mại chính tại Đàng Ngoài.

            Các tính toán của tác giả cho thấy rằng các đóng góp cho ngôi
            chùa ở phía nam trung bình cao gấp tám lần các đóng góp cho
            ngôi chùa ở phía bắc, và rằng phần đóng góp ở phía bắc chủ
            yếu gồm thóc gạo, trong khi đó, ở phía nam, những đóng góp
            này thường là bằng tiền .
                                     1



            Đồng và tiền kim loại


               Trong danh sách các mặt hàng nhập vào Đàng Trong, chúng
            ta thấy tiền kim loại luôn nằm trong số các mặt hàng được ưa
            chuộng nhất. Danh sách Iwao Seiichi cho trong Shuinsen boeki-
            shi no enkyu (châu ấn thuyền mậu dịch chi nghiên cứu) cho

            chúng ta biết tiền kim loại là một trong những mặt hàng chính
            được xuất cảng từ Nhật sang Đàng Ngoài và Đàng Trong vào
            đầu thế kỷ 17 . Cơ sở của việc buôn bán này là chính sách của
                          2
            chính quyền Nhật Bản nhằm thống nhất tiền tệ quốc gia của họ.
            Từ thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 16, người Nhật đã nhập đồng tiền
            kim loại gọi là Eiraku-tsuho (đồng tiền gốc Vĩnh Lạc) từ Trung




            1   Vũ Minh Giang, “Contributions to Identifying Pho Hien Through Two Stele”, trong Pho Hien (Hanoi: The
               Gioi, 1994), trg. 123.
            2   Iwao Seiichi, Shuinsen boeki-shi no kenkyu, trg. 241.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160