Page 152 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 152

150                                              XỨ ĐÀNG TRONG


             nhất là 60.000 lạng bạc và có khả năng là nhiều hơn vào cuối
             thế kỷ 17, đầu 18.

                Vào cuối thế kỷ 17, Đài Loan ngưng gửi tàu của họ đến Đàng
             Trong. Tuy nhiên, số thuyền từ Trung Hoa xem ra đã gia tăng
             từ đầu thế 18, khi đa số không thể buôn bán lâu hơn nữa với
             Nhật Bản vì chính sách quota nhập của chính quyền Nhật. Vào

             thời kỳ này, số thuyền của họ đến Đàng Trong tăng lên tới 60-80
             với số trọng tải tăng lên đến 420-500 tấn. Người Hà Lan thỉnh
             thoảng cũng có gửi tàu của họ đến và Macao gửi đều đặn một
             chiếc tàu tới Đàng Trong . Năm 1753, theo Bennetat, số tàu châu
                                      1
             Âu tới buôn bán ở Đàng Trong như sau: 1 tàu Hà Lan, 2 tàu
             Macao, cộng thêm một tàu Pháp đến từ Pondichery. Bennetat
             đi trên chuyến tàu này . Do đó, tổng số trọng tải vào đầu thế kỷ
                                    2
             18 có thể lên xuống từ 1500 tấn đến 3.000 tấn trị giá từ 400.000
             tới 450.000 lạng, tùy theo tàu châu Âu có đến hay không.

                Nhưng sự tăng vọt của nền kinh tế xuất nhập khẩu này và
             sự phát triển của thị trường hàng hóa về tơ lụa, đường và gỗ và
             các thứ khác có hiệu quả gì đối với xã hội địa phương và đối
             với đời sống của người Việt Nam bình thường tại Đàng Trong?

                Trước hết, từ đầu thế kỷ 17, khi những người đàn ông khỏe
             mạnh càng ngày càng bị chi phối bởi nghĩa vụ quân sự, phụ nữ
             và những người đàn ông không bị nhập ngũ ngày càng bị lôi
             cuốn vào nền thương mại và sản xuất theo nhu cầu thị trường -
             một tình trạng độc nhất vô nhị tại lục địa Đông Nam Á- thì một
             phần lớn dân số phải sống bằng gạo nhập cảng. Điển hình là

             người dân sống gần kinh đô trong vùng Thuận Hóa. Các nguồn
             tư liệu đương thời luôn nói đến sự kiện Đàng Trong nhập cảng




             1   “Description of Cochinchina, 1749-50”, trong Southern Vietnam under the Nguyễn, phần “Portuguese
                Trade in Cochinchina”.
             2  Launay, Histoire de la mission de Cochinchine, quyển 2, trg.354.

                                                           www.hocthuatphuongdong.vn
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157