Page 160 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 160
158 XỨ ĐÀNG TRONG
tế thương mại, nền tảng của xứ sở này . Số tiền kim loại được
1
nhập bù đắp phần nào lỗ hổng trong tiền tệ tại đây vì tình trạng
thiếu tiền đúc của nhà nước cản trở đà phát triển nhanh chóng
của Đàng Trong vào đầu thế kỷ 17.
Có được một số tiền tệ lớn, thực ra, đã trở thành một trong
những lợi điểm của nền thương mại tại Đàng Trong. Như
Richard Cocks viết: “(tơ) đem đến (Đàng Trong) theo một giá
phải chăng, nên nhiều khi (người Hoa) có thể lời (theo tỷ lệ) 3
lời 1, nhưng tất cả hay một phần lớn được trao đổi bằng tiền
mặt” . Tiền kim loại được lưu hành giúp cho việc trao đổi kinh
2
tế trở nên nhanh chóng, tiện lợi. Điều này cắt nghĩa tại sao vào
năm 1688, khi càng ngày càng có ít tiền kim loại của Nhật được
đem đến Đàng Trong, chúa Nghĩa qua một chiếc ghe của người
Hoa trên đường đi Nhật Bản, đã gửi 4 bức thư (một gửi hoàng
đế Nhật Bản, ba bức khác gửi các viên chức tại Nagasaki) và
quà biếu đến chính phủ Tokugawa, yêu cầu họ đúc tiền nhân
danh ông .
3
Mặc dù vào đầu thế kỷ 17, người Hoa đã đem một lượng lớn
tơ để buôn bán với người Nhật ở Đàng Trong, mặt hàng này đã
không còn là một mặt hàng nhập cảng thiết yếu khi Trung Hoa
và Nhật Bản có thể trực tiếp buôn bán với nhau vào cuối thế
kỷ 17 và khi Đàng Trong đã tự mình sản xuất ra tơ. Tiền kim
loại từ Trung Hoa khi ấy trở thành một mặt hàng quan trọng.
Bowyear nói vào năm 1695 là “tiền đồng được đem từ Quảng
Đông đến và họ đã thu được lời lớn với số tiền này” . Điều này
4
1 Letters received, quyển 4, trg. 16.
2 Trong bộ sưu tập các đồng tiền cổ của một nhà sưu tập ở Hội An, có một đồng tiền Nhật có ghi các
chữ Khoan Vĩnh (Kwan-Ei Tsu-Ho, khuôn đúc 1626-1859). VOC chở trên 100 triệu đồng tiền này đến
Đàng Trong vào các năm từ 1633 đến 1638. Xem A.van Aelst và Neil Gordon Munro, Coins of Japan,
Yokohama, 1904, trg. 111-112.
3 Kai-hentai, tập 15, trg. 1036-1045.
4 Lamb, The Mandrin Road to Old Hue, trg.52.
www.hocthuatphuongdong.vn