Page 165 - Xứ Đàng Trong_Li Tana
P. 165
TIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI 163
những người làm ở trạm thư các tỉnh . Thêm vào đó, nhiều loại
1
thuế ở Đàng Trong vào thế kỷ 18 được thu bằng tiền mặt thay
vì bằng hiện vật. Muốn có một chức vụ trong chính quyền, ta
cũng phải hối lộ bằng tiền mặt. Trong khi đó, ở phía bắc, vào
năm 1739, người ta vẫn còn dùng gạo để mua chức vụ . Tất cả
2
những thay đổi này đều làm tăng nhu cầu về tiền tệ.
Đồng tiền kẽm 3
Họ Nguyễn đã cho đúc 72.396 quan tiền trong khoảng thời
gian từ 1746 đến 1748. Con số này ít hơn 70% con số của riêng
người Hà Lan đem vào trong thế kỷ 17. Nhưng khác với việc
nhập cảng tiền trong thế kỷ 17, việc đúc tiền vào thế kỷ 18 này
đã dẫn đến tình trạng lạm phát đến mức tồi tệ, không phải vì
chất liệu mà vì trọng lượng và số tiền được đúc.
Theo Poivre, ở Đàng Trong, với một picul kẽm, người ta sản
xuất từ 48 đến 50 quan tiền kim loại . Đây có thể là con số của
4
cuối thời kỳ đúc tiền. Lê Quý Đôn cho biết: “mỗi 100 cân tiền
(kẽm) là 8 quan, tính trừ phí tổn về tiền ăn tiền công ra, còn
được 20 quan nữa...” . Tác giả không cho biết giá than củi và
5
tiền thuê thợ là bao nhiêu vào thập niên 1740 nhưng lại cho biết
giá đúc tiền ở Huế năm 1774 là 8 quan 100 cân. Nhưng không
hợp lý lắm nếu giá vào năm 1774 lại cao hơn giá vào thập niên
1740, nên tôi nghĩ là các con số Lê Quý Đôn đưa ra là những
con số lấy từ sổ sách của họ Nguyễn trong thập niên 1740. Như
1 Tiền biên, quyển 8, trg. 119.
2 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, “Quan chức chí”, trg. 320.
3 Ở đây có một sự lầm lẫn lớn về từ “tutenage” kéo dài nhiều thế kỷ. Trong Phụ lục 1, chúng tôi sẽ bàn
đến một cách chi tiết hơn. Ở đây, chúng tôi quy về tiền kẽm vì “tutenague” chủ yếu là thứ kim loại này.
4 Poivre, Journal, trg. 430.
5 Phủ biên, quyển 4, trg. 21b.
www.hocthuatphuongdong.vn