Page 371 - Maket 17-11_merged
P. 371
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
6.2 Hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về phát triển hợp tác
xã theo chuỗi giá trị sản phẩm
Từ năm 2015, Liên minh HTX Việt Nam đã có chủ trương xây dựng các đề án, dự
án phát triển HTX gắn chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương. Trong giai đoạn
2015-2020, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng được 3.220 HTX liên
kết chuỗi giá trị. Nghị quyết Đại hội VI, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: “Hằng năm, xây
dựng từ 300-500 mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao, sản xuất gắn với chuỗi giá trị
sản phẩm chủ lực quốc gia, vùng, địa phương”.
Giai đoạn 2018-2020 , Liên minh HTX Việt Nam đã huy động tổng kinh phí là
4
71,701 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng 185 mô hình HTX sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi
giá trị sản phẩm (năm 2018 là 11,4 tỷ đồng triển khai 57 chuỗi, năm 2019 là 29,441 tỷ
đồng triển khai 63 chuỗi, năm 2020 là 30,86 tỷ đồng triển khai 65 chuỗi). Nguồn kinh
phí huy động từ tất cả các nguồn NSNN, trung bình giai đoạn 2018-2020 kinh phí hỗ trợ
là 384,2 triệu đồng/mô hình. Kinh phí đối ứng của HTX: 27,19 tỷ đồng (chiếm 27,7% so
với tổng kinh phí thực hiện xây dựng mô hình HTX sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi
giá trị). Phân theo nguồn kinh phí, nguồn kinh phí NTM (19,985 tỷ đồng, 48 mô hình,
chiếm tỷ lệ kinh phí 26,62%); nguồn kinh phí chương trình MTQG giảm nghèo bền
vững (30a, 135, ngoài 30a, 135) (28,036 tỷ, triển khai 72 mô hình, chiếm tỷ lệ kinh phí
39,1%); nguồn sự nghiệp kinh tế (20,11 tỷ, triển khai 56 mô hình, chiếm tỷ lệ kinh phí
28,04%); sự nghiệp khoa học (2,47 tỷ, triển khai 5 mô hình, chiếm tỷ lệ kinh phí 3,44%);
sự nghiệp môi trường (2 tỷ, triển khai 4 mô hình, chiếm tỷ lệ kinh phí 2,8%). Các mô hình
triển khai tập trung các vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên Hải Nam Trung Bộ,
Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Riêng nguồn kinh phí giảm nghèo do đối tượng
đặc thù theo vùng nên tập trung mô hình tại một số tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ,
Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Các mô hình được hỗ trợ triển khai ở các tỉnh, thành phố đa dạng ngành nghề, chủ yếu
là lĩnh vực nông nghiệp: 57 mô hình rau củ quả (30,8%); 46 mô hình lúa gạo (24,86%); 31
mô hình chăn nuôi (16,76%); 4 mô hình trồng, sơ chế dược liệu (2,16%); 29 mô hình chế
biến nông sản (15,67%); 11 mô hình nông lâm nghiệp (5,94%); 4 mô hình chè (2,16%); 3 mô
hình thủ công mỹ nghệ (1,65%).
Phân chia theo 8 vùng kinh tế, vùng Tây Bắc triển khai 14 mô hình (chiếm 7,6%),
vùng Đông Bắc 33 mô hình (chiếm 17,8%), đồng bằng sông Hồng 29 mô hình (15,7%),
Bắc Trung Bộ 26 mô hình (14%), Duyên Hải miền Trung 13 mô hình (7%), Tây Nguyên
10 mô hình (5,5%), Đông Nam Bộ 22 mô hình (11,9%), Đồng bằng sông Cửu Long 38
mô hình (20,5%).
(4) Báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam về xây dựng mô hình HTX sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị giai
đoạn 2018-2020; quan điểm, mục tiêu và giải pháp giai đoạn 2021-2025.
369