Page 29 - TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM - Kỷ yếu Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V (2020 - 2025)
P. 29

- Việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến chưa thực
               hiện thường xuyên, liên tục; chủ yếu mới được quan tâm khi đến kỳ sơ kết,
               tổng kết. Trong xây dựng điển hình, khâu bồi dưỡng còn hạn chế, phương thức
               triển khai nhân rộng chưa phong phú.

                    - Trong công tác khen thưởng, các đơn vị thường chú trọng nhiều đến

               việc khen thưởng thường xuyên; trong khi khen thưởng đột xuất có tính kịp
               thời, tác dụng động viên rất tốt, nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

                    - Chất lượng thẩm định các hồ sơ đề nghị khen thưởng còn thiếu sót, do
               đó phải mất nhiều thời gian để hoàn thiện. Vẫn còn các trường hợp vận dụng
               và đề nghị mức khen thưởng chưa bám sát tiêu chuẩn hướng dẫn, tạo sự thiếu

               thống nhất trong công tác thi đua, khen thưởng. Trong bình xét và suy tôn các
               danh hiệu thi đua còn có biểu hiện nể nang, cào bằng, chưa chú trọng đến tiêu
               chuẩn thành tích, dẫn đến tính tiêu biểu không cao.

                    - Việc khen thưởng cho cá nhân người lao động trực tiếp sản xuất tuy đã
               được quan tâm hơn trước, nhưng tỷ lệ khen thưởng cho cán bộ lãnh đạo, quản

               lý vẫn còn nhiều, nhất là khen thưởng cấp Bộ, cấp Nhà nước.



                    3. Bài học kinh nghiệm:

                    Trên cơ sở đánh giá những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại,
               thiếu sót trong công tác thi đua khen thưởng, có thể rút ra một số bài học kinh
               nghiệm như sau:

                    - Công tác thi đua khen thưởng phải được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo
               thường xuyên và sát sao của cấp ủy Đảng, lãnh đạo chuyên môn, đặc biệt là

               người đứng đầu; phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức đoàn thể trong tổ
               chức, vận động và phát huy tính tự giác của cán bộ công nhân viên tham gia
               các phong trào thi đua, làm cho thi đua có động lực mạnh mẽ từ cơ sở, từ lực
               lượng đông đảo cán bộ công nhân viên.

                    - Tổ chức các phong trào thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính

               trị; thi đua phải có nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể thiết thực, không dàn
               trải; nội dung các tiêu chí thi đua càng cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình
               thực tế, đặc điểm của mỗi đơn vị, thì hiệu quả phong trào thi đua càng cao; chú
               trọng tổ chức thi đua theo chuyên đề, thi đua theo đợt, thi đua ngắn ngày để

               bắt kịp nhanh với tình hình thực tiễn sản xuất kinh doanh.

                    -  Coi  trọng  công  tác  tuyên  truyền  giáo  dục,  mở  rộng  nhiều  hình  thức
               tuyên truyền với nội dung phong phú, thiết thực và cập nhật với tình hình thực
               tiễn; thường xuyên tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các điển hình, trao đổi
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34