Page 26 - TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM - Kỷ yếu Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V (2020 - 2025)
P. 26
tương lai hay không, cũng như những yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Nếu như BSC là phương pháp chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược thành
mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá và hoạt động cụ thể; thì hệ thống đo lường và đánh
giá hiệu quả công việc (KPI) là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc
được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả
hoạt động của các đơn vị hay cá nhân. Việc giao và đánh giá BSC/KPI đã góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tại Tập đoàn VNPT cũng như
các đơn vị, đồng thời giúp Tập đoàn đánh giá toàn diện, công bằng, minh bạch
kết quả hoạt động của các đơn vị, trong đó có công tác thi đua khen thưởng.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tập đoàn VNPT hiện có 15 thành viên
do Tổng Giám đốc Tập đoàn làm Chủ tịch, các Phó Tổng Giám đốc và Chủ
tịch Công đoàn VNPT làm Phó Chủ tịch, Trưởng Ban Chất lượng làm Thường
trực và đại diện Đảng ủy, Công đoàn, một số Ban chức năng tham gia ủy viên
Hội đồng. Ở cấp Tập đoàn VNPT, lĩnh vực thi đua, khen thưởng là một trong
số các chức năng năng, nhiệm vụ của Ban Chất lượng Tập đoàn. Ở các đơn vị
trực thuộc Tập đoàn, đều thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và bố trí
cán bộ Thường trực thi đua để thực hiện công tác tham mưu, tổ chức phong
trào và theo dõi các hoạt động công tác thi đua, khen thưởng.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thi đua, Tập đoàn VNPT đã
có sự quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Do đặc thù quy
mô lớn, địa bàn phục vụ trải rộng trên toàn quốc, nên Tập đoàn đã kết hợp
nhiều hình thức tập huấn như: tập trung cấp Tập đoàn; tổ chức tập huấn theo
cụm, với quy mô nhỏ gồm một số đơn vị có cùng lĩnh vực nghiệp vụ, cùng địa
bàn; tổ chức qua cầu truyền hình, hiệu quả và tiết kiệm.
Về đối tượng khen thưởng, Tập đoàn đã chú trọng đến việc khen thưởng
cho các đơn vị cơ sở và cá nhân là người trực tiếp sản xuất. Trong các văn bản
hướng dẫn đề nghị khen thưởng cho cá nhân, người lao động trực tiếp được
quy định tỷ lệ riêng, không tính vào tỷ lệ chung của đơn vị.
Qua kết quả khen thưởng của cá nhân trong giai đoạn vừa qua, nếu tính
riêng từng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, tỷ lệ người lao động
trực tiếp có xu hướng giảm dần từ mức khen thấp lên mức khen cao, cụ thể:
danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở (trên 60%); Bằng khen cấp Bộ (trên 20%);
danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (trên
10%); danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Huân chương Lao động (dưới
10%)...
Cùng với phong trào thi đua toàn diện, thường xuyên theo từng năm và
giai đoạn, việc khen thưởng kịp thời đối với những thành tích đột xuất như:
đạt kết quả cao trong sản xuất kinh doanh; thực hiện xuất sắc các đề án, công