Page 134 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 134
“Tôi bây giờ không phải một nhân viên mới nữa, do yêu cầu cuộc
sống nên tôi phải chịu áp lực kinh tế tương đối nặng nề, ông xem có
thể tăng lương cho tôi không?”
“Nhưng cô chưa quen nghiệp vụ lắm, tôi nghĩ điều này không hợp
lí”, Giám đốc miễn cưỡng nói. Rất rõ ràng, đây chỉ là lí do thoái thác
của Giám đốc. Một người làm việc đã bốn năm ở một công ty, sao có
chuyện chưa quen nghiệp vụ.
Lan không thay đổi sắc mặt, chỉ mỉm cười trả lời câu hỏi của
Giám đốc: “Thưa Giám đốc, nghiệp vụ tôi có thể dần làm quen. Nếu
ông đồng ý với yêu cầu của tôi, tôi sẽ rất trân trọng và sẽ không khiến
ông thất vọng.”
Nghe Lan nói vậy, Giám đốc có vẻ nhẹ nhõm đi nhiều, ông nói:
“Cô hi vọng tăng lương lên bao nhiêu?”
Lương của tôi bây giờ là 5 triệu đồng, ông thấy 6 triệu đồng có
hợp lí không? Ông yên tâm, tôi nhất định không khiến ông thất vọng.”
Lan rất tự tin trả lời Giám đốc.
Vị Giám đốc nghĩ một lát rồi nói: “Vậy cô cứ thử đi, để tôi có thể
thấy thành tích công việc của cô.”
Lan vui vẻ trả lời: “Cảm ơn Giám đốc đã cho tôi cơ hội, tôi nhất
định sẽ không phụ sự kì vọng của ông.”
Hai tháng sau, Lan đã có được mức lương như mong muốn.
Hãy sử dụng ngữ khí thương lượng để nêu yêu cầu, lãnh đạo sẽ
lắng nghe và hỏi về những vấn đề bạn gặp phải trong công việc, chỉ
cần bạn làm việc tốt, bạn sẽ có cơ hội được tăng lương. Đối với
những người trẻ tuổi mới đi làm hoặc đã đi làm được vài năm, phải
dám nêu yêu cầu tăng lương với lãnh đạo, phải dám nói vì lợi ích của
mình. Nói chung, trừ khi thành tích trong công việc của bạn quá xuất
sắc, nếu không lãnh đạo sẽ không bao giờ chủ động tăng lương cho
bạn. Có những lúc, lợi ích của bản thân phải do tự bản thân giành lấy.
Khi nêu yêu cầu tăng lương với lãnh đạo, bạn phải sử dụng ngữ
khí nhẹ nhàng, mỉm cười và đưa ra lí do. Sau đó nhẹ nhàng nêu yêu
cầu. Khi đề nghị lãnh đạo tăng lương, bạn phải chọn đúng thời cơ, tốt