Page 129 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 129

Đối với nhân viên cấp dưới, không viện lí do chính là chấp hành.
           Cho dù làm việc gì đều phải nhớ trách nhiệm của mình. Cho dù ở vị
           trí nào, cũng phải có trách nhiệm với công việc. Công việc là thứ phải
           chấp hành vô điều kiện.



                 Đương nhiên, cũng có trường hợp bạn thật sự bị “oan”. Lúc này
           bạn nên xử sự thế nào? Nếu bạn cho rằng bản thân thực sự không cần
           thiết phải tiếp nhận phê bình, có thể thể hiện thái độ lấy làm tiếc,

           nhưng điều này hoàn toàn không giống nhận lỗi, mà chỉ là phép lịch
           sự cho thấy bạn là người có văn hóa và biết cảm thông, tha thứ cho
           người khác. Ngoài ra, bạn có thể tìm cơ hội bày tỏ, nhưng phải nói
           đến nơi đến chốn. Thời gian có thể chứng minh tất cả, cố gắng có thể

           mang lại sự thay đổi. Người nhân viên thông minh sẽ không rối trí khi
           bị cấp trên phê bình, mà sẽ giữ được bình tĩnh. Khi bị phê bình, chỉ
           cần khéo léo giải quyết bằng lí trí, đó có thể sẽ chính là cơ hội cho bạn
           tiến bộ.



                 Tỏ thái độ thành khẩn khi bị phê bình


                 Khi bị phê bình hoặc bị lãnh đạo chỉ ra lỗi sai, rất ít người cho

           rằng 100% là lỗi của mình. Ví dụ, khi lãnh đạo yêu cầu bạn làm một
           bảng giá, xuất hiện lỗi tính toán sai, đây rõ ràng là lỗi của bạn, nhưng
           hầu hết mọi người đều tìm lí do biện minh, như “Do bị giục gấp quá
           nên tính toán bị sai”, “Tôi đã định kiểm tra rồi nhưng quản lí lại mang

           đi mất”, “Lẽ ra không nên để tôi làm công việc này”... Lỗi sai thuộc về
           bản thân, nhưng con người luôn đổ lỗi cho lí do khách quan, điều này
           chỉ khiến bạn bị mất lòng tin và chứng tỏ bạn thiếu trách nhiệm trong
           công việc. Kể cả đối phương nêu ý kiến không đúng, nhưng đó là

           thiện ý muốn tốt cho bạn thì cũng nên nhẫn nhịn, thành khẩn chấp
           nhận. Sẽ không có gì bất lợi cho một người biết nhẫn nhịn.


                 Nhẫn nhịn ngoài mặt nhưng trong lòng phản đối, điều này cũng

           không đúng. Hãy khống chế tâm lí muốn phản bác, thể hiện thái độ
           thành khẩn và nói: “Tôi rất xin lỗi” hoặc “Tôi sẽ chú ý hơn”, điều này
           sẽ quyết định mối quan hệ của bạn với mọi người sau này có tốt đẹp
           hay không. Nếu bạn có thể thành thật xin lỗi, đối phương sẽ bỏ qua

           cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn tỏ thái độ không vui hoặc phản ứng tiêu
           cực trước lời nhắc nhở hoặc phê bình, quan hệ giữa hai bên sẽ gặp
           chướng ngại. Thái độ đó sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho việc
           phát triển sự nghiệp của bạn.
   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133   134